Phát hiện hóa thạch dấu vết loại côn trùng biết bay

Thứ năm , 19/12/2013, 01:31 GMT+7
     
Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) vừa phát hiện hóa thạch dấu vết cơ thể loài côn trùng biết bay cổ xưa nhất từ trước đến nay, có niên đại cách đây khoảng 300 triệu năm.

Hóa thạch dấu vết cơ thể của loài côn trùng biết bay này được bảo tồn trong sa thạch.

Cách đây khoảng 312 triệu năm, một con phù du bị sa xuống vùng bùn lầy nhiệt đới. Đây là khu vực có mật độ bùn hoàn hảo, giúp bảo quản hoàn chỉnh dấu vết cơ thể của phù du, trong đó gồm dấu vết chân và các đốt. Do hiện tượng đại hồng thủy, vùng bùn lầy này đã bị nhấn chìm và lấp đầy bởi bùn đất, cuối cùng biến thành đá cùng với sự biến đổi của thời gian.

Trước đó, hóa thạch dấu vết cơ thể của loài côn trùng biết bay cổ xưa nhất đã được phát hiện có niên đại khoảng 280-285 triệu năm.

Côn trùng là loài động vật nhuyễn thể, sau khi chết có thể phân chia hoặc cuộn lại một cách thần kỳ. Vì thế, rất khó phát hiện hóa thạch đặc trưng dấu vết cơ thể hoàn chỉnh của chúng. Cánh của côn trùng là bộ phận thường được giới khoa học phát hiện nhiều nhất.

Theo tiến sỹ Conrad de la Bandera, thuộc Viện Smithsonia, Washington D.C, "đa số hóa thạch côn trùng đều không có số lượng lớn các chi tiết thể hiện ra bên ngoài. Hóa thạch dấu vết cơ thể hoàn chỉnh vừa được phát hiện có giá trị nghiên cứu rất cao. Qua nghiên cứu hóa thạch này, chúng ta có thể tìm hiểu sự chuyển động của các chi phụ của côn trùng và phạm vi hoạt động của bộ phận chân. Và qua đó thu được một số thông tin mà thông thường không thể thu được từ hóa thạch cơ thể.

Nguồn: http://dietcontrung24h.vn