Tác dụng của cây lá lốt tới sức khỏe của con người.

Thứ bảy , 25/10/2014, 10:17 GMT+7
     
Lá lốt là loại rau rất quen thuộc với nhiều người, nó có thể được ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm gia vị cho nhiều mon ăn ngon. Khi cây lá lốt được dùng như một vị thuốc, các bộ phận gồm thân, lá, hoa, rễ của nó đều có thể dùng để chữa bệnh được.

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…

 

 

Lá lốt là loại cây thân mềm, mọc cao tới 1m, thân hơi có lông. Phiến lá dài, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống lá dài. Cây lá lốt thường mọc hoang trong vùng rừng núi ẩm thấp và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.

Rất dễ để trồng cây lá lốt, có thể trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20-25cm, đặt vào vùng đất ẩm ướt sau đó vùi đất lên.

Lá và thân cây lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có trong lá lốt có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ cây chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat.

Một số bài thuốc kết hợp với lá lốt có tác dụng trị phong thấp, chứng tay chân lạnh ở người già, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sinh bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Những bài thuốc này vừa an toàn lại mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh.

Dùng lá, rễ, và thân cây đem sắc uống sẽ điều trị đầy bụng nôn mửa. Nước sắc của rễ cây kết hợp với dây đau xương, rễ cỏ xước, củ cốt khí... có thể điều trị chứng tê thấp đau lưng.

Sắc đặc cành lá sắc đặc ngậm có thể chữa bệnh đau răng. Lá lốt tươi đem giã nát cùng với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng, rắn cắn.

Ngoài ra có thể dùng lá, rễ và thân cây lá lốt nấu nước rồi ngâm tay chân. Đây là bài thuốc hữu ích cho người bị bệnh thấp khớp, đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.

 

Nguồn: