Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao
Nam Cao đã phải quay quắt trong những đói nghèo cơ cực, Nam Cao đã phải day dứt trong những nỗi trở trăn vì cuộc đời quá lạnh lùng bạc ác, Nam Cao đã phải chua xót đắng cay vì những kiếp người bất hạnh bị bóc lột chèn ép, bị dần đẩy đến cùng đường tuyệt vọng. Nam Cao hiểu hơn ai hết tất cả những nỗi bi kịch tinh thần giằng xé của một người nghệ sỹ chân chính trước hiện thực tàn nhẫn đến xót xa đau đem, để rồi tạo nên những tác phẩm ý nghĩa thấm đậm đầy tư duy sâu sắc như Đời thừa. Đời thừachính là bức chân dung tâm trạng đầy dằn vặt khắc khoải, bức chân dung chân thực nhất về trí thức tiểu tư sản trong những tháng ngày xã hội đảo điên tăm tối.
Đời thừalà một cuộc sống thừa, sống mà không sống, sống chỉ là một sự tồn tại vô nghĩa, sống không lý tưởng, không hoài bão cũng chẳng khao khát ước mơ. Đời thừađã dựng lên được cả tấm bi kịch tinh thần của người trí thức. Bi kịch đau đớn của một nhà văn và bi kịch xót xa của một con người chân chính. Qua nhân vật Hộ, nhà văn đã bộc lộ được sự đối lập nghiệt ngã giữa ước mơ, khát vọng tình thương với hiện thực xấu xa và tù túng, đã bộc lộ được sự bế tắc bất lực của những người trí thức ý thức sâu sắc nỗi đau của mình mà không thể nào thoát ra được, buộc phải chấp nhận cuộc sống của một đời thừa.
Hộ - linh hồn của tácphẩm được mô tả từ những dòng đầu tiên là một kẻ mê văn đến lạ kỳ, là một nhà văn có tài, đầy lý tưởng và hoài bão. “Đầu hắn mang hoài bão lớn, hắn khinh những sự tủn mùn về vật chất, hắn say mê lý tưởng, coi nghệ thuật là tất cả”, dường như đối với Hộ, văn chương không chỉ là sở thích, không chỉ là nghề nghiệp mà còn là lý tưởng, là niềm đammê, là khát vọng sống, là tất cảcuộc đời. Hộ ý thức được rất rõ trách nhiệm của mình đối với văn chương, Hộ mơ ước về một tác phẩm lớn đoạt giải Nôben. Hộ đặt ra yêu cầu cho nghệ thuật chân chính. Một tác phẩm có giá trị phải làm được một điều gì đó lớn lao, vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng tình yêu thương, sự công bằng, nó làm cho người gần người hon.
Hộ viết văn, Hộ hoà vào văn chương bằng tất cả trái tim, bằng tất cả tâm hồn, tất cả bầu nhiệt huyết nóng bỏng hăng say và tất cả con người ngập tràn khát khao, hoài bão. Nhưng khi bước ra cuộc đời, khi đã có gia đình, có vợ con, khi phải đối chọi lại những cơ cực đói nghèo của cuộc sống tù túng “cơm áo ghì sát đất”, những lý tưởng khát vọng cao cả đẹp đẽ của Hộ bỗng sụp đổ, bỗng dưng vỡ vụn ra thành trăn ngàn mối lo toan xót xa đau đớn và nghiệt ngã. Hộ buộc phải ép mình viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau khi đọc, “hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng, để rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn lấy tên mình hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn”. Hộ đã phải dằn vặt giằng xé trong những nỗi đắng cay vì lẽsống tê hệt và ước mơ tan vỡ.
Cuộc đời Hộ bỗng trở lên tù túng, ngột ngạt, không lối thoát, thứ văn chương cao quý Hộ khát khao giờ bỗng trở lên thấp hèn vô giá trị. Điều đau đớn nhất chính là Hộ đã ý thức rất sâu sắc về nỗi đau xót bất lực của mình, Hộ tự rủa mình là đê tiện nhưng không thể nào tìm ra lối thoát, không thể nào tìm ra một tia sáng giữa cuộc sống tăm tối quay cuồng những lo toan, để rồi chỉ biết chấp nhận, để rồi chỉ biết ngậm ngùi khắc khoải trong bế tắc và tuyệt vọng khôn nguôi. Nguyên nhân của những bế tắc, bất lực và đau xót trong Hộ, kẻ gây ra những bi kịch triền miên cho cuộc đời Hộ phải chăng chính là xã hội ngột ngạt tù túng xấu xa, xã hội đã bóp nghẹt những mơ ước và khát vọng của con người, xã hội đã buộc con ngườij}hải chấp nhận một cuộc đời thừa, chấp nhận một cuộc sống mòn mỏi không còn tia hy vọng. Mỗi lời mỗi chữ đều thấm đẫm một nỗi đau thương cảm xót xa cho số phận con người, mỗi câu mỗi dòng đều ẩn chứa những lời tố cáo lên án gay gắt xã hội đảo điên tăm tối tước đoạt của con người những khát vọng mơ ước và yêu thương.
Lý tưởng hoài bão vềvăn chương sụp đổ, khát vọng cao cả đẹp đẽ lớn lao bỗng nhiên tan vỡ, Hộ chỉ còn lại một gia đình. Hộ chỉ còn người vợ liền và những đứa con thơ để tin tưởng, yêu thương và chia sẻ. Hộ tự nguyện làm tất cảvì cái gia đình nhỏ nhoi ấy, Hộ từ bỏ, hy sinh cả giấc mơ thiêng liêng của mình vì cái gia đình thân yêu ấy. Hộ chỉ còn biết lấy tất cả tình thương của mình để bao bọc và che chở cho các con dù đói nghèo cơ cực. Nhưng rồi chính Hộ lại là người giẫm đạp lên cái gia đình ấy, lên cái lẽsống tình thương suốt cảcuộc đời ấy, Hộ lại day dứt triền miên trong bi kịch.
Với Hộ, tình thương là lẽsống, Hộ là con người của tình thương, lấy tình thương mà Hộ đối xử vói tất cả mọi người. Giữa lúc Từ đang bơ vơ đau đớn vì bị lừa gạt, đang muốn chết vì nhục nhã tủi hờn, Hộ đã đưa vòng tay ra che chở cho Từ. Hộ nhận Từ làm vợ, nhận nuôi mẹ già con dại cho Từ. Đối vói Từ, Hộ chính là người yêu thương nhất, là nơi nương tựa vững chắc cho cảcuộc đời. Gặp Từ, Hộ đã tìm được một gia đình nhỏ bé nhưng hạnh phúc, tràn ngập yêu thương. Hộluôn đề cao triết lý tình thương của mình “kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên nỗi đau của mình”. Trong văn chương, Hộ cũng quan niệm văn chương chân chính thì phải ca tụng tình yêu thương, giữ được tình yêu thương cho đời mình cũng chính là giữ được lẽsống tình thương cho văn mình vậy.
Nhưng rồi, những lo toan bực dọc của cuộc sống đời thường, những sự sụp đổ đau xót khi đối diện với hiện thực cuộc sống đã dồn đẩy Hộ, đã buộc Hộ phải vi phạm lẽsống tình thương, buộc Hộ trở thành con người tàn nhẫn ích kỷ. Quan niệm sống của Hộ đã thay đổi “phải biết ác, phải biết tàn nhẫn cho đểsống cho mạnh mẽ”. Hộ đã tìm lại “khí phách” của mình bằng cách giẫm đạp lên người khác. Hộ đánh chửi xua đuổi vợ con trong những cơn say sầu não: “Ngày mai... mình có biết không?... Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mẹ con mình ra khỏi cái nhà này, chúng nó chỉ biết ăn với hét, cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy... cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi... chỉ khổ thằng này thôi! ”
Bằng những lời lẽ cay nghiệt, đay nghiến, Hộ đã trở thành một kẻ bủn xỉn, tẹp nhẹp và đê tiện, Hộ đã bị tha hoá trong chính lý tưởng và nhân cách của mình. Sự vi phạm lẽsống tình thương đã biến Hộ trở thành một kẻvô đạo đức, mất nhân cách. Hộ cũng ý thức được điều ấy. Hộ cũng ý thức được sự tha hoá đê tiện thấp hèn ấy, nhưng Hộ không sao thoát ra nổi, Hộ chỉ còn biết đau đớn thốt lên: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hổng đút rồi”. Hộ chỉ còn biết luẩn quẩn trong cái vòng tròn tỉnh, say, say, tỉnh. Hộuống say để quên, để tránh khổ đau thựctại, nhưng rồi say lại phải tỉnh, càng tỉnh thì rồi đau càng lớn hơn. Vòng tròn tỉnh, say, say, tỉnh càng lặp đi lặp lại nhiều lần thì nỗi đau trong tâm hồn Hộ càng trở nên sâu thẳm đến xót xa khôn cùng.
Bi kịch tình thương của Hộ biểu hiện cao nhất chính ở những giọt nước mắt kết chuyện. Hộ đã gục lên ngực Từ mà khóc nức nở sau cơn say. Tiếng khóc ấy chính là sự thức tỉnh, tiếng khóc ấy chính là sự ân hận hối lỗi đến tận cùng. Những giọt nước mắt như giúp Hộ trút bớt đi những gánh nặng, những giằng xé, những đau đớn, như giúp nâng đỡ tâm hồn Hộ trong đấy cùng sâu thẳm của bi kịch và tuyệt vọng.
Những tiếng văn chính là những lời tố cáo gay gắt nhất xã hội xấu xa làm tha hoá con người, làm cho con người lương thiện trở thành bất lương, từ tốt đẹp, cao cả trở lên đê tiện, thấp hèn. Hộ muốn nâng cao giá trịcuộc sống của mình nhưng cứ phải sống trong khó nghèo khổsở, Hộ muốn sống đẹp, sống để yêu thương thì cứ phải sống trong sự dằn vặt và chà đạp lên chính nơi yêu thương nhất cuộc đời mình. Xã hội đã chà đạp lèn số phận con người nghệ sỹ, dồn đẩy họ vào bước đường cùng.
Đời thừathực sự là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao về người trí thức tiểu tư sản. Bằng ngòi bút phân tích tâm lý tinh tế, điêu luyện và sắc sảo, Nam Cao đã nhập thân vào nhân vật, đã đi đến tận cùng tâm hổn nhân vật để nói lên những suy tư, những trăn trở, những giằng xé khắc khoải nội tâm sâu thẳm nhất.
Đời thừavới những nỗi bi kịch dằn vặt của con người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ sẽ còn mãi mãi làm cho người đọc phải nhức nhối, phải căm uất cái xã hội lạnh lùng tàn nhẫn, phải khóc thương cho những cảnh đời bất hạnh, những kiếp người mòn mỏi khổ đau.
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi (13/10) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ Lòng) của Phạm Ngũ Lão (13/10) Nguồn:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo (27/09) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (27/09) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt (15/09) Nguồn: