Soạn bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
Đọc mục 2b ở phần Kiến thức bổ trợ để tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài cáo. Hiện còn hai ý kiến khác nhau song có lẽ ý kiến cho rằng bài cáo được viết vào tháng 12 năm Đinh Mùi (tức là tháng 1 - 1428) là hợp lí hơn. Hãy chỉ ra những luận cứ mà Mai Quốc Liên đã nêu ra để khẳng định luận điểm này.
b. Các luận điểm ở các đoạn 3, 4, 5 ở bài cáo
Đoạn 3 nêu lên những khó khăn chồng chất của buổi đầu dấy nghiệp, quyết tâm và chủ trương diệt địch, qua đó, hiện dần lên hình ảnh người lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Đoạn 4 miêu tả, tường thuật quá trình kháng chiến và thắng lợi, từ những thắng lợi bước đầu ở Nghệ An, Thanh Hóa đến những thắng lợi dồn
dập, vang dội của hai năm cuối (1426 - 1427) của cuộc chiến ở các tỉnh phía bắc.
Đoạn 5 là lời tuyên ngôn hòa bình trịnh trọng khẳng định chủ quyền “vững bền” của “xã tắc”, khẳng định “giang sơn” đã bước sang một kỉ nguyên “đổi mới”.
2. Từ những lời tường thuật, trình bày ở đoạn 3 đã hiện lên một hình tượng nổi bật: hình tượng người lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người anh hùng dân tộc Lê Lợi.
a)Điểm nổi bật và bao trùm lên tất cả mọi phẩm chất, tính cách của con người vĩ đại này là ý chí quyết tâm tiêu diệt quân Minh.
- Ý chí quyết tâm ấy xuất phát từ mối “thù lớn không đội trời chung”, từ lòng “căm giặc nước thề không cùng sông”. Học sinh cần lấy những câu tô" cáo tội ác tày trời của giặc Minh ở đoạn 2 (“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội — Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”...) để chỉ ra nguyên nhân tạo nên sự căm thù tột độ này.
- Ý chí, quyết tâm ấy nhằm một mục tiêu duy nhất là khôi phục lại nền độc lập dân tộc. “Đau lòng, nhức óc”, “quên ăn”, “trằn trọc trong cơn mộng mị” cũng chỉ vì “băn khoăn một nỗi đồ hồi”.
- Ý chí quyết tâm ấy đã giúp Lê Lợi “gắng chí khắc phục gian nan”, vượt qua mọi thử thách, khó khăn chồng chất.
+ Khó khăn về tương quan lực lượng:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.
+ Khó khăn về nhân tài:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
ở đây có thể làm rõ thêm tư tưởng tiến bộ của Lê Lợi trong việc sử dụng nhân tài qua thái độ “cầu hiền” (đọc kĩ chú thích Dành phía tả), qua khát vọng tìm kiếm nhân tài để “có người bàn bạc”.
+ Khó khăn về quân sô", lương thực...
- Ý chí quyết tâm ấy đã thúc đẩy Lê Lợi, không chỉ đúc kết kinh nghiệm thực tiễn mà còn “mỗi nghiên đàm thao lược chi thư’ (luôn luôn, nhiều lần, nghiên cứu sâu rộng sách bàn về phép tắc mưu chước dùng binh). Qua đoạn 3, ta thấy Lê Lợi không chỉ là một người “nương mình chôn hoang dã” mà còn là một người trí thức am hiểu về lí luận quân sự, có thể nói là một nhà quân sự đã đề xuất ra được một chiến lược thiên tài:
Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều
- Cuối cùng, hình tượng Lê Lợi còn thể hiện qua quan hệ với trời và với dân, Lê Lợi thực hành nhân nghĩa là “cốt ở yên dân” và như đã nói, là một người “nương mình chôn hoang dã” song, đồng thời vẫn mang ý thức: “Trời
thử lòng trao cho mệnh lớn”. Đây là sự thể hiện quan niệm triết thuyết Nho giáo “thiên nhân cảm ứng”, “thiên nhân hợp nhất”, “đại thiên hành hóa” (Trời và người liên thông cảm ứng với nhau; trời và người hợp thành một thể thống nhất; bậc thức giả có thể thay trời hành đạo, giáo hóa chúng dân). Học sinh có thể phát hiện thêm những chữ Trời trong bài cáo để hiểu rõ thêm ý này.
b.Xét từ góc độ Đại cáo bình Ngô là một bài văn nghị luận nổi tiếng, ta cần nắm chắc hệ thống luận điểm nói trên, tuy nhiên chúng ta không thể lĩnh hội được đầy đủ nội dung của những luận điểm đó nếu không nắm được các hình ảnh tiêu biểu và không hiểu rõ được ý nghĩa của các từ ngữ và điển cố được sử dụng. Trong bài cáo, đây là đoạn sử dụng nhiều điển cố và từ ngữ khó. Sách giáo khoa đã chú thích khá đầy đủ để học sinh có thể hiểu được về cơ bản ý nghĩa của các từ ngữ khó và các điển cô". Ớ đây chỉ nêu lên hai ví dụ và nói rõ thêm vài khía cạnh để cho thấy việc tìm hiểu từ ngữ, điển cố có vai trò quan trọng như thế nào trong việc học các tác phẩm trung đại.
Ví dụ 1 :
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả.
Nếu không đọc kĩ chú thích, học sinh có thể hiểu nhầm “tiến về đông” là “tiến về phương đông” và hiểu thế sẽ viết sai luôn chính tả! Thực ra, “tiến về đông” là “tiến về phía bắc”, là tiến về Đông Đô, tức kinh đô Thăng Long, mục tiêu chiến lược có tính quyết định của cuộc đấu tranh giải phóng đương thời. Chúng ta càng thấm thía hơn khi biết rằng, trong thời kì đầu, quân khởi nghĩa không những không thể tiến về bắc mà còn phải tạm thời lùi về phía nam, vào Nghệ An. Hiểu như vậy, học sinh có thể liên tưởng ngay tới tình cảm của nhạc sĩ Văn Cao, ngay từ năm 1948, với tấm lòng “vẫn đăm đăm muốn tiến về đông”, đã sáng tác nên bài Tiến về Hà Nội bất hủ...
Với việc đọc kĩ chú thích Dành phía tả, học sinh đã có thể hiểu được thái độ tôn trọng người hiền của Lê Lợi. Tuy nhiên, các em sẽ thâm thía hơn điều này khi biết thêm rằng, người xưa tôn trọng chỗ bên trái (tức phía tả) hơn bên phải. Vị thủ lĩnh này sẵn sàng dành vị trí trang trọng hơn cho kẻ hiền tài! Miễn là có tài, vị thủ lĩnh này không quan tâm tới vấn đề xuất thân. Chúng ta có thể nghĩ như vậy khi biết thêm rằng Hầu Doanh trước khi được Tín Lăng Quân trọng dụng, năm mười bảy tuổi, chỉ là một viên nha lại hạng bét (theo quan niệm xưa) trông nom việc coi cửa!
Ví dụ 2:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Đọc kĩ chú thích “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, ta không chỉ thấy quan hệ giữa “tướng sĩ” đương thời còn chan hòa hơn cả quan hệ “phụ tử” và quan trọng hơn, còn thấy người chỉ huy cần phải biết làm gì để động viên quân sĩ trước khi xuất trận!
“Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”, câu dịch hơi tối nghĩa và không thật sát. Nguyên văn là: “yết can vi kì”, nghĩa là “giương gậy làm cờ”, chỉ đơn giản vậy thôi, chẳng phải “cần trúc” cho nên cũng không thể nào “phấp phới”.
“Nhân dân bốn cõi một nhà”, nguyên văn: “Manh lệ chi đồ tứ tập”, nghĩa là “Bọn dân đen bốn phương tụ tập”. “Nhân dân” là một từ hiện đại, dùng ở đây e không thích hợp. Dùng từ “manh lệ”, Nguyễn Trãi (thay lời Lê Lợi) không hề coi thường dân chúng, mà đã nêu đúng thực trạng đương thời. “Manh: dân mất đất, đi lang thang. Lệ: dân nô lệ”. “Bôn cõi một nhà” nghĩa không sát “tứ tập”, không phản ánh được không khí rộn ràng náo nức trong quá trình hình thành cuộc khởi nghĩa..
Phân tích hai ví dụ trên, người viết muôn nhấn mạnh hai điều: một là, nếu chỉ căn cứ vào bản dịch, chúng ta không bao giờ hiểu hết được tầm vóc lớn lao của Đại cáo bình Ngô. Hai là, đầu bản dịch được sử dụng trong sách giáo khoa là tương đối tốt, các học giả và dịch giả nước ta cần phải hợp lực để xây dựng được một bản dịch tốt hơn nữa, xứng đáng với tầm vóc của một áng thiên cổ hùng văn.
3. Sự miêu tả khí thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân Minh
a. Sách giáo khoa đã chia đoạn 4 thành hai đoạn nhỏ: 4a và 4b. về nội dung, sự phân biệt giữa đoạn 4a và 4b là khá rõ ràng. Đoạn 4a miêu tả, tường thuật những thắng lợi ở giai đoạn đầu, từ những thắng lợi ở Bồ Đằng, Trà Lân (Nghệ An), Tây Kinh (Thanh Hóa) cho đến việc tiến quân ra bắc, đánh tan đội quân cứu viện lần thứ nhất do Vương Thông cầm đầu ở Chương Mĩ (thuộc tỉnh Hà Tây trước đây, nay thuộc Hà Nội). Đoạn 4b miêu tả, tường thuật những thắng lợi dồn dập ở giai đoạn cuối, bắt đầu từ việc đánh bại quân cứu viện lần thứ hai nhằm giải vây cho Vương Thông ở thành Đông Quan do Liễu Thăng cầm đầu.
Tuy nhiên, về cách phân loại cụ thể, có hai ý kiến khác nhau. Theo Giáo sư Lê Trí Viễn (sđđ, trang 545) đoạn 4b bắt đầu từ câu “Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt” chứ không phải bắt đầu từ câu “Bởi thế, thằng nhãi con Tuyên Đức...”. Sở dĩ có tình hình đó là vì 6 câu, từ câu “Bó tay để đợi bại vong...” đến câu “... để cười cho tất cả thế gian”, là nói về tình hình diễn biến giữa hai giai đoạn của cuộc chiến, khi quân Minh “trí cùng lực kiệt”, bị bao vây ở thành Đông Quan và một sô' nơi khác, khi Lê Lợi và Nguyễn Trãi muốn kết hợp thực hiện chiến lược “mưu phạt tâm công” để khuyên địch đầu hàng. Đặt ở đoạn 4a hay 4b đều có thể chấp nhận được.
Câu “Tưởng chúng biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ” có lẽ dịch không đúng nguyên văn: “Vị bỉ tất dịch tâm nhi cải lự” (nghĩa là: Cho rằng chúng tất sẽ thay lòng mà đổi cách suy nghĩ lo toan). Lự là “suy nghĩ, lo toan” nên cải lự không thể dịch là đổi dạ, càng không thể “đã đổi dạ”, “Đổi dạ” đi với “thay lòng” là bao hàm ý rất xấu, còn “thay lòng” đi với “thay đổi cách suy nghĩ lo toan” lại có nghĩa tốt. ở đây phải hiểu là: từ bỏ tâm địa xấu xa, từ bỏ ý đồ xâm lược. Chỉ có hiểu thế mới khớp với ý “Ngờ đâu...”, “Bởì thế ...” ở sau. Cũng vì hiểu như thế, Giáo sư Lê Trí Viễn mới chuyển sáu câu nói trên xuống đoạn 4b. Quân Minh do tâm địa xấu xa, ngoan cố, nên dù “trí cùng lực kiệt”, đã bỏ qua một cơ hội quý báu mà cha ông ta đã tạo ra để kết thúc cuộc chiến sớm hơn và có thể nhẹ nhàng hơn !
b.Hai đoạn 4a và 4b đều khá dài song không khó phân tích như đoạn 3.
- Bài cáo thuộc văn chính luận, song điều lí thú là từ đầu chí cuối, không riêng gì ở đoạn 4, là cả một thế giới hình tượng. Có thể nói bất kể một sự việc lớn hay nhỏ, một ý nghĩa, một chủ trương, dù trừu tượng, khái quát đến đâu, cũng được tác giả hình tượng hóa một cách chân thật, sinh động, do đó, rất dễ thấm vào lòng người.
Học sinh có thể dễ dàng tìm dẫn chứng để chứng minh điều này. Chẳng hạn: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chè tro bay.
Hay:
Nổi gió to trút sạch lá khô Thông tổ kiến phá toang đê vỡ...
- Cũng giông như ở Phú sông Bạch Đằng, bài cáo đã sử dụng xen kẽ những câu dài, ngắn một cách hợp lí, do đó đã tạo nên được một nhịp điệu dồn dập, sinh động. So với Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Đại cáo bình Ngô sử dụng câu văn đối ngẫu nhiều hơn. Lối văn mang hình thức điệp cấu trúc này (nhiều chỗ kéo theo cả điệp từ, điệp ngữ) lại càng làm cho hơi văn thêm nhịp nhàng, dồn dập.
Chẳng hạn:
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn Dĩ chí nhân nhỉ dịch cường bạo.
- Cả hai đoạn 4a và 4b đều miêu tả rất thành công khí thế tấn công của quân ta song khí thế ở đoạn 4b được thể hiện một cách mạnh mẽ hơn nhiều.
Sở dĩ như vậy là vì:
+ Chiến thắng ở giai đoạn cuối là dồn dập, to lớn hơn, văn chương không thể không mang hơi thở của hiện thực.
+ Tác giả đứng ở vị thế cao hơn và dùng những từ ngữ có sức “công phá” hơn: “thằng nhài con Tuyên Đức... Lũ nhút nhát Thạnh, Thăng”, “Đánh một trận... Đánh hai trận...”
+ Đặc biệt tác giả đã sử dụng xuất sắc biện pháp tu từ điệp ngữ. Ở đây, không chỉ điệp hai lần mà có khi điệp tới bôn lần: Ngày mười tám... Ngày hai mươi... Ngày hăm lăm... Ngày hăm tám.
Điệp cấu trúc như dồn nén vào đó cả tên nhân vật, thời gian, địa điểm và kết hợp cả điệp ngữ:
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
4. Cần liên hệ với những bài đã học nói lên khát vọng hòa bình và ý thức dân tộc như Quốc tộ, Tụng giá hoàn kinh sư, Phú sông Bạch Đằng...
5. Nhân nghĩa là tư tưởng chiến lược xuyên suốt bài cáo.
- Cần liên hệ với phần CUỐI bài Phú sông Bạch Đằng để chứng minh
rằng nhân nghĩa đúng là một truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc ta.
- Thống kê những câu thơ có chứa từ nhân nghĩa và phân tích vị trí của những câu thơ đó ở trong từng đoạn và trong cả bài.
- Cần phân tích sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trên các khía cạnh:
+ Thái độ đối với nhân dân.
+ Thái độ đối với sự tàn bạo của kẻ thù (vì sự yêu thương bao giờ cũng đi liền với sự căm ghét).
+ Thái độ đối với kẻ thù đã chịu khuất phục, đã chiến bại.
+ Thái độ đối với môi trường sinh thái bị kẻ thù hủy diệt.
- Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ Lòng) của Phạm Ngũ Lão (13/10) Nguồn:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo (27/09) Nguồn:
- Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao (27/09) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (27/09) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt (15/09) Nguồn: