Giao lưu trình diễn \'Nghi lễ Chầu văn-Saenam Gut\'
Với sự tham gia của hàng chục thanh đồng và nghệ nhân của Việt Nam và Hàn Quốc, sự kiện góp phần tăng cường giao lưu và quảng bá văn hóa giữa hai quốc gia.
Nghi lễ Chầu văn gắn tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và hình thức diễn xướng Saenam Gut gắn với tín ngưỡng dân gian thờ thần linh của người Hàn Quốc đều là hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của mỗi nước, đại diện cho cộng đồng và tạo nên bản sắc của mỗi quốc gia.
Điểm chung của hai hình thức diễn xướng gắn với tín ngưỡng đặc trưng này là những nghi lễ cầu may mắn, sức khỏe, tài, lộc cho cuộc sống hiện tại, cầu cho mưa thuận gió hòa.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, cho biết: Từ nhiều năm nay, Trung tâm đã có quan hệ giao lưu và hợp tác nghiên cứu với Hội bảo tồn Saenam Gut Seoul (Hàn Quốc). Hàng năm, hai bên đều có các cuộc gặp gỡ giao lưu và trao đổi học thuật cũng như trình diễn Nghi lễ Chầu văn và biểu diễn Saenam Gut tại Hàn Quốc và Việt Nam.
Cuộc giao lưu trình diễn Nghi lễ Chầu văn và Saenam Gut tại Phủ Vân Các là dịp tăng cường giao lưu và quảng bá văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam vì hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
Theo Giáo sư Thịnh, đây cũng là dịp tốt để Hàn Quốc hiểu hơn về Nghi lễ Chầu văn người Việt, vì nước này cũng là thành viên trong UNESCO.
Hiện Nam Định đại diện cho các địa phương có Chầu văn đang hoàn tất hồ sơ để tới tháng 3/2014 sẽ trình UNESCO xét duyệt, vinh danh "Nghi lễ Chầu văn của người Việt" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi (13/10) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ Lòng) của Phạm Ngũ Lão (13/10) Nguồn:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo (27/09) Nguồn:
- Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao (27/09) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (27/09) Nguồn: