Nguyên Hồng – nhà văn của phụ nữ và trẻ em
Quãng đời thơ ấu ấy được nhà văn ghi lại đầy cảm động qua những trang tự truyện đầm đìa nước mắt và sự căm giận trong “Những thời thơ ấu”. Cuốn tiểu thuyết này được nhà văn viết năm 20 tuổi gồm 9 chương thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc đã làm rung động bao tâm hồn bạn đọc vì “Nó là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Trích đoạn “Trong lòng mẹ” thuộc chương 4 của cuốn hồi ký. Đây được xem là đoạn hồi ký sâu sắc, mang đậm văn phong và tâm hồn nghệ thuật của Nguyên Hồng. Đây cũng là đoạn trích làm nổi bật nhất hình tượng nghệ thuật trong các sáng tác của tác giả. Gần như, phụ nữ và trẻ em là hai hình ảnh mang lại cảm hứng xuyên suốt sự nghiệp văn đàn của ông.
“Trong lòng mẹ” là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.
Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại. Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại. Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói. Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên Hồng.
Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô. Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng. Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ. Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ. Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.
Nhân vật có ít lời thoại nhất trong đoạn trích này chính là mẹ bé Hồng. Người phụ nữ được cho là bỏ con này được tác giả lột tả tính cách không bằng lời nói mà bằng cách miêu tả thái độ, cử chỉ, hành động của một người mẹ đã lâu khong gặp con. Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao. Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng. Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên: vui có, buồn có, lo lắng, tủi hờn cũng có…Chỉ có thế thôi, người mẹ đã chạm sâu vào trái tim con trẻ là bé Hồng và của chúng ta nữa. Từ đó, bé Hồng cũng thế, người đọc cũng vẫn dễ dàng cảm thông và chia sẻ một cách vô điều kiện đối với người phụ nữ này. Im lặng, chỉ để trái tim tìm đến nhau, để cho tình cảm thiêng liêng lên tiếng, đó là cách biểu đạt tinh tế tình thương bao la của mẹ dành cho con mà mẹ bé Hồng làm được, cũng là thành công rất lớn của Nguyên Hồng trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ này.
Văn học nghệ thuật đứng được trong lòng công chúng chỉ khi qua lăng kính của tác giả một hình ảnh, một chi tiết, một người hay cộng đồng người… được lột tả chân thực nhất. Phụ nữ và trẻ em là chủ đề rất rộng để nhiều tác giả khai thác. Rất dễ để có một tác phẩm về người phụ nữ và nhi đồng nhưng cũng rất khó để hay, để rung động và để nhớ mãi. Nguyên Hồng viết về phụ nữ và trẻ em với nguồn cảm hứng rất tự nhiên có, những cảm xúc rất thật, rất gần và rất sâu. Không phải tự nhiên để nhắc tới đề tài phụ nữ và trẻ em, mọi thế hệ độc giả nhớ ngay đến Nguyên Hồng.
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi (13/10) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ Lòng) của Phạm Ngũ Lão (13/10) Nguồn:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo (27/09) Nguồn:
- Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao (27/09) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (27/09) Nguồn: