Phân tích bài thơ chiều tối

Thứ ba , 24/03/2015, 16:07 GMT+7
     
Tổng hợp những bài viết phân tích hay về chủ đề phân tích bài thơ chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh. Là một trong những bài thơ hay của Chủ tịch Hồ Chí Mình viết trong tù lúc còn bị bắt ở Túc Linh.

Ban biên tập hy vọng những bài văn đạt điểm cao dưới đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý giá để các bạn có thể làm tốt đề bài của mình. Chúc các bạn đạt điểm cao khi lam bài phân tích bài thơ chiều tối của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Phân tích bài thơ chiều tối bài mẫu 1:

Ông Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người mới đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân, cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín về một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.

Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải ấy, một chiều kia, Người chợt nhận thấy cánh chim chiều:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Câu thơ không giản đơn chỉ ghi lại cảnh vật mà còn bộc lộ mối tình cảm của nhà thơ. Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim và về rừng tìm chốn ngủ, như thể ở trong lồng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mỏi mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi, câu thơ tương phản với hình ảnh chùm mây cô đơn ở dưới:

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác chữ Hán. Nó bỏ mất chữ “cô” trong “cô vân”, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi, rất có ý nghĩa. Hai từ “trôi nhẹ” cũng không lột tả được ý của mấy chữ “mạn mạn độ”. Bởi vì “độ” là hoạt động nhằm đi từ bờ này sang bờ kia, ví như “độ thuyền” đi thuyền sang sông, “độ nhật” ở cho qua ngày. “Độ thiên không” là chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời vô hạn biết chừng nào! Còn “mạn mạn” là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân trời kia; mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa, thì biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa bầu trời! Chòm mây cô đơn trôi chậm rãi giữa tầng không là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm dừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình cô đơn, sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả người, tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển.

Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi nào, thì hai dòng sau của bài thơ hiện diện một chốn ngủ của con người.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ “tối” lộ liễu, trong khi thi pháp thơ cổ chỉ muốn người dọc tự cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ, nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã: cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng, lại tượng trưng cho công việc và nghĩ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều đáng chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ “hồng” là ấm, nóng chứ không phải là màu đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩ đến là sức ấm nóng, chứ không phải ánh sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều đáng chú ý thứ ba là nhà thơ đứng ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt, Ngô hạt xay xong bếp đã hồng? Đây chỉ là bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường, xuất hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết  này tuy không sáng bừng lên màu hồng lạc quan cách mạng như ai đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người, làm cho nỗi lòng người đi vơi bớt nỗi cô đơn, tịch mịch. Cùng với hình ảnh ấy một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước bài này là bài Đi đường: “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao chập chùng” - một con đường vô tận; và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền: “Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân, Món “gà năm vị”: tối thường ăn; Thừa cơ rét, rệp xông vào đánh, Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần”; thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu. Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường, gần gũi với mọi người.

Phân tích bài thơ chiều tối bài mẫu 2:

Chiều tối" là bài thơ ra đời trong khoảng thời gian đầu khi bác ở trong tù. Cũng trong thời gian đầu ấy, đã có nhiều bài thơ Bác ghi lại ảnh "trên đường"chuyển lao ("Năm mươi ba cây số một ngày_Áo mũ đầm mưa sách hết ngày")_Mới đến nhà lao Thiên Bảo) và bài này cũng nằm trong mạch các bài thơ "Đi đường"ấy. Bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật nhất quán là sự thống nhất trong đa dạng của tập "Nhật kí trong tù".Đó chính là sự vận động của hình tượng thơ, trong thơ Bác bao giờ cũng từ bóng tồi hướng ra ánh sáng , từ lạnh lẽo đến ấm áp , từ nỗi buồn đến niềm vui . Điều này cũng được thể hiện rõ trong bài thơ "Chiều tối ".

Trong bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng xa lạ có gì như thoáng buồn ẩn chứa những liên tưởng mơ hồ:

 

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ 
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây lơ lửng giữa tầng không )

Câu thơ mang màu sắc của cổ thi bởi bút pháp miêu tả chấm phá và những thi liệu quen thuộc cửa thơ cổ xưa . Không nói đến thời gian chính xác nhưng hình ảnh "cánh chim"đủ sức diễn tả không gian còn mang ý nghĩa thời gian . Hai câu đầu diễn tả cảnh vật trong một buổi chiều tối . Hình ảnh cánh chim và đám mây vừa giàu chất minh hoạ vừa nhớ đến tứ thơ quen thuộc của thi ca cổ điển . Sự mệt mỏi của cánh chim sự cô đơn của đám mây chiều là cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của người tù tha phương . Trong lúc mệt mỏi ấy người tù vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn , người đã vẽ lên bức tranh đẹp và đậm chất cổ điển . Đó là biểu tượng của một buổi chiều tà , một chiều thu êm ả nhưng cảnh vật thoáng vẻ buồn , mệt mỏi và đơn chiếc .

Cảnh ấy có sự hài hoà với lòng người . Rõ ràng đó chính là sự đồng điệu giữa thiên nhiên và tâm trạng con người được thể hiện khá đậm nét . Song hình tượng thơ không dừng lại ở đó mà có sự vận động rất độc đáo . Từ một bức tranh thiên nhên , lời thơ đã chuyển sang một bức tranh sinh hoạt bình dị .

Thời gian từ chiều muộn đã chuyển sang chiều tối . Cảm xúc của con người không còn thoáng buồn nữa mà đã thấy vui . Không gian cũng bừng sáng lên màu đỏ "rực hồng" của lò than:

Cô em xóm núi xay ngô tối 
Xay hết lò than đã rực hồng.

Hình ảnh cô gái xay ngô tối trở thành hình ảnh trung tâm của bài thơ , toát lên vẻ trẻ trung , khoẻ mạnh sống động . Vẻ đẹp của bức tranh thể hiện ở hình ảnh người lao động . Tâm hồn Hồ Chí Minh luôn hướng về tương lai , về nơi có ánh sáng ấm áp của sự sống .Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại . Tác giả sử dụng thành công cấu trúc lặp liên hoàn :"Ma bao túc","bao túc ma" hành động xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô . Ở đó người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng kì diệu chính là ở chỗ nhịp điệu của thời gian hoà vào nhịp điệu trong cuộc sống . Buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối , song đêm tối không lẽo âm u mà bừng sáng bằng ngọn lửa hồng.

Từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ "Chiều tối" là sự vận động của tứ thơ từ nỗi buồn sang niềm lạc quan , từ bóng tối ra ánh sáng . Hai câu trên cảnh buồn và lòng cũng không vui . Cảnh ấy , tình ấy thể hiện ở hính ảnh cánh chim mỏi mệt về rừng và chòm mây cô đơn chầm chậm trôi qua lưng trời. Hai câu thơ lại là một niềm vui thể hiện ở hình ảnh ánh lửa hồng bỗng rực sáng lên.Ánh lửa hồng là niền vui của con người làm tan đi cái cô đơn , mệt mỏi tàn lụi của buổi chiều nơi núi rừng hiu quạch . Dó cũng chính là nét cổ điển nhưng vẫn khá hiện đại của bài thơ .

Sự vận động của hình tượng thơ từ thiên nhiên quạch vắng đến con ngýời lao động , đến sự sống đến ánh sáng và tương lai được thể hiện hết sức tự nhiên , giàu cảm xúc . Sự vận động này trong tư tưởng Hồ Chí Minh nằm xuyên suốt trong các bài thơ của tập "Nhật kí trong tù".

Bài thơ kết lại bằng chữ "hồng "chính là nhãn tự của bài thơ thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài . Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ"hồng"đó. Nó thể hiện niềm tin tưởng ý chí , nghị lực kiên cường của người tù cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngọn lửa hồng mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp và niềm vui . Ngọn lửa của sự sống vẫn còn lung linh tươi sáng và sưởi ấm mãi muôn đời .

Bài thơ vừa mang phong vị cổ điển vừa có phẩm chất hiện đại, dào dạt cảm xúc của thi nhân trước thiên nhiên và những con người lao động bình dị mà cao đẹp . Cảnh chiều tà vùng sơn cước trong cái nhìn của người tù trên đường lưu đày sự chuyển đổi của thời gian , cảnh vật ….đã làm cho bừc tranh "chiều tối"không kết thúc với bóng đêm u tối , với cái buốt lạnh của núi rừng mà ấm sáng bởi ngọn lửa hồng -ngọn lửa của một trái tim , mọt tấm lòng yêu sự sống , yêu đời , yêu đát nước và lòng thương người vô hạn.

Phân tích bài thơ chiều tối bài mẫu 3:

1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người cũng để lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.

Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tập thơ chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của chính bản thân người đã sáng tạo ra nó, nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh. 

Có thể thấy rõ điều đó qua hai bài Chiều tối (Mộ) và Giải đi sớm (Tảo giải) trong tập thơ. Cả hai bài thơ Bác đều viết trong gông cùm xiềng xích, trên đường chuyển lao đầy cực nhọc, khổ ải. 

Ý 2: Những biểu hiện cụ thể: Là nhật ký, tác phẩm còn là tập thơ trữ tình nên thiên về việc bộc lộ thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Đó là lòng nhân ái bao la, là tình yêu cuộc sống sâu nặng, là tâm hồn của con người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách vững vàng...

a. Lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng

- Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua hai bài thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện của sự sống: “cánh chim”, “đám mây”... Có ai ngờ, thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong bài thơ Bác bị giải đi vào lúc nửa đêm. 

- Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng không quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng reo vui với nó (dẫn chứng). 

b. Một tâm hồn tự do, không tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi. Gặp cảnh bình minh trên đường đi chuyển lao, lòng Bác tràn ngập niềm hân hoan (dẫn chứng).

c. Một tâm hồn có tinh thần “thép” vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.

- Qua hình ảnh “quyện điểu” và “cô vân”, ta bắt gặp thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng trước ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng.

- Giá rét căm căm từng đợt, quất ngược sự giá buốt vào mặt nhưng Bác không để cái khắc nghiệt của thiên nhiên chế ngự mình. Câu thơ đọc lên nghe rắn rỏi lạ thường: “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng - Nghênh diện thu phong trận trận hàn”. 

d. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng

- Cả hai bài thơ kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ ám dụ vời vợi lòng tin. 

e. Một hồn thơ phong phú

- Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào. 

- Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông.

Phân tích bài thơ chiều tối bài mẫu 4:

Bị bắt ở Túc Vinh, Bác Hồ bị đưa đến nhà giam huyện Tĩnh Tây. Sau 42 ngày đêm bị hành hạ khốn khổ ở đây mà không được xét xử gì, đúng ngày “song thập” – quốc khánh nước Trung Hoa thời Quốc dân đảng – Bác bị chúng giải đi Thiên Bảo. Trong chặng đường từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, Bác làm 5 bài thơ, 5 lần ghi nhật kí. Qua những dòng “nhật kí” – thơ đó, có thể hình dung khá cụ thể tình cảnh của Người trong chuyến đi này. Bài thứ nhất Tầu lộ (Đi đường) cho biết đây là đường núi cheo leo vất vả, cứ đi qua hết dãy núi này lại tiếp những dãy núi khác. Vậy mà mỗi ngày Bác phải đi đến năm chục cây số “trèo núi qua truông”, “dầm mưa dãi nắng” như Trần Dân Tiên đã kể. Tối đến, dừng lại trong nhà giam xã nào đó thì cái đêm “nghỉ ngơi” sau một ngày hành trình gian khổ ấy mới hảm hại. Cái “đêm ngủ ở Long Tuyền” hai chân Bác bị cùm chéo lại còn bị rét, rệp “giáp kích” suốt đêm. Đêm đầu tiên đến Thiên Bảo cũng khổ không kém. Sau một ngày đi bộ năm mươi ba cây số “áo mũ dầm mưa rách hết giày” đến nơi nghỉ thì cái nhà lao tương đối lớn mà Bác phải đi mấy ngày trời mới tới này không có được một chỗ ngủ yên cho người tù và Người đã phải “Ngồi trên hố xí đợi ngày mai”!

Mộ (chiều tối) là bai thơ thứ ba trong chùm thơ 5 bài sáng tác trong chặng đường Bác bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Khác những bài kia, Mộ không kể chi những nỗi dọc đường mà là một bài thơ tức cảnh, một bức tranh chấm phá về thiên nhiên Bác gặp trên đường đi: nhan đề bài thơ đã thuyết minh thời điểm sáng tác, cái thời điểm nhà thơ cảm nhận thế giới xung quanh, nảy ra thi hứng. Đó là lúc “chiều tối”, đã suốt ngày “tay bị trói”, “cổ đeo xích”, bị giải đi “qua núi qua truông”…mà vẫn chưa được nghỉ. Và khi nghỉ đêm thì chắc chắn cũng tay trói chân cùm trong xà lim, trên rạ bẩn với muỗi rệp…Tức là, ở thời điểm “Chiều tối” ấy, những đày đọa ban ngày cũng chưa qua và những đày đọa ban đêm sắp tới.

I.Phân tích:

Bài thơ tứ tuyệt, như tên gọi, là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối, một cảnh tối vùng núi. Bố cục bài thơ cũng là bố cục bức tranh, một bố cục có tính chất cổ điển: hai câu đầu là mấy nét chấm phá dựng nên bức phông lớn làm nền cho cảnh chiều, hai câu sau là những nét đậm nổi bật lên trên bình diện thứ nhất, là trung tâm của bức tranh.

1.Hai câu đầu:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không.

Trong thơ, trong tranh xưa, và nói chung, trong thế giới thẩm mĩ cổ điển phương Đông, hình ảnh cánh chim bay về rừng đã ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng, ước lệ diễn tả cảnh chiều. “Phi yến thu tâm”, “quyện điểu quy lâm”, những nhóm từ ấy thường gặp trong thơ chữ Hán. “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Truyện Kiều), “Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan)…và bao nhiêu nữa, những câu thơ tiếng Việt xưa có cánh chim chiều. Dường như không có nét vờn vẽ mấy cánh chim xa xa, bức tranh chưa rõ là cảnh chiều. Thi sĩ Huy Cận, với cái nhìn rất thi sĩ cảm thấy bóng chiều tà như sa xuống từ cánh chim bay xa dần về phía chân trời và đã viết một câu thơ thật hay:

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Bài thơ của Bác Hồ mở đầu bằng cánh chim lấy từ thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông đó và chỉ với câu đầu, cái phong vị, cái không khí cổ thi đã khá rõ.

Câu thứ hai “Cô vân mạn mạn độ thiên không” được dịch thành thơ: “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”. Như vậy là bỏ đi chữ “cô” không dịch, còn hai chữ điệp âm mạn mạn thì dịch là nhẹ. Về chữ “cô”, trong tiếng Việt, từ gốc Hán này thường kết hợp với một tiếng khác thành một từ mới mà ý nghĩa “lẻ loi cô độc” có phần đậm hơn vì nó đứng trong hệ thống từ vựng Hán ngữ: cô độc, cô đơn, cô quả, cô quạnh, thân cô thế cô…Do đó, “cô vân” chỉ dịch là “chòm mây” theo chúng tôi là hợp lí. Không nên làm đậm thêm ý lẻ loi cô độc của chữ “cô” vốn không có gì đậm trong câu thơ chữ Hán của Bác. Đáng tiếc ít nhiều chăng là ở chỗ này, “cô” là chữ được sử dụng đậm đặc trong thơ Đường và mang dấu ấn thơ Đường rất rõ, bỏ đi sẽ không khỏi làm nhạt đi chút sắc màu Đường của bài thơ. Bỏ đi hai chữ láy âm “mạn mạn” cũng có cái thiệt thòi ấy. “Mạn mạn” là một trong rất ít những từ láy âm đặc biệt thường xuất hiện với mật độ cao trong thơ Đường, cũng như du du, xứ xứ, mang mang…và mỗi từ ấy có một sắc thái ý nghĩa riêng chỉ có trong thơ Đường. Cho nên, có nhà nghiên cứu bảo rằng, chúng năm trong hệ từ vựng khép kín của Đường thi (Đọc Ngục trung nhật kí – Học tập phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhữ Thành). Thỉnh thoảng ta gặp du du, mạn mạn…trong thơ chữ Hán của Bác Hồ và đó là một dấu hiệu rõ rệt của chất Đường thi trong thơ của Bác. Câu thơ dịch không thể giữ lại được những từ ngữ có giá trị đánh dấu ấy cử thơ Đường khiến cho màu sắc Đường ít nhiều giảm đi trong bản dịch, song điều đó khó tránh được trong việc dịch thơ.

Một đặc điểm quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật thơ Đường mà nhà nghiên cứu gọi là mã nghệ thuật của nó là “quy sự vật ra thành một quan hệ xây dựng trên sự thống nhất lại bằng tư duy nhìn hiện tượng xét bên ngoài, về mặt giác quan, là mâu thuẫn” (thi (Đọc Ngục trung nhật kí – Học tập phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhữ Thành). Cho nên, thi nhân đời Đường thường lấy động tả tĩnh, lấy chậm tả nhanh, dùng điểm vễ diện, mượn sáng nói tối…Điều đó không chỉ thuộc về biện pháp thể hiện, bút pháp nghệ thuật mà còn như là thuộc về phương thức nghệ thuật, về tư duy thẩm mĩ, có cơ sở tiến triết học, lịch sử, xã hội của nó. Nói thơ Bác nhiều bài có dáng dấp thơ Đường, trước hết là ở chỗ này mà câu thơ đang nói đây là một biểu hiện rõ nhất.

Bác cảm nghe cái không gian bao la yên tĩnh của cảnh chiều muộn nơi rừng núi diễn tả cái bao la yên tĩnh đó bằng hình ảnh chòm mây mọt mình đang chầm chậm trôi lờ lững ngang qua bầu trời. Bầu trời chiều phải thoáng đãng, cao rộng, phải trong trẻo và yên tĩnh đến thế nào thì mới làm nổi bật lên hình ảnh chòm mây lẻ loi lưng trời, và mới thấy được nó đang trôi chầm chậm (mạn mạn) ngang qua (độ) bầu không mênh mông như vậy. Không gian mênh mông vô tận, thời gian như dừng lại, lắng xuống. Phải có một tâm hồn êm ả thư thái như thế nào mới có thể theo dõi một chòm mây trôi lơ lửng thong thả giữa bầu trời như vậy.

Chính những chữ “cô”, “mạn mạn” và bút pháp mượn điểm vẽ diện, lấy cái cực nhỏ diễn tả cái bao la, dùng cái di động thể hiện cái yên tĩnh làm cho câu thơ Bác trở nên rất Đường. Đường trong cấu trúc nghệ thuật, trong cả từ ngữ, chi tiết, hình tượng, âm điệu, tức là trong từng yếu tố. Do đó, chúng tôi chưa thấy có căn cứ để đồng ý với ý kiến cho rằng chỉ có “cấu trúc nghệ thuật của Bác lại rất Đường” (Nhữ Thành). Nhất là ý kiến đó không thật phù hợp với nhiều bài thơ, nhiều câu thơ của Bác, trong đó có những câu đang nói ở đây, đều đậm đặc những “yếu tố” Đường, đồng thời cũng rất tiêu biểu cho “cấu trúc thơ Đường”, mặc dì khi dịch ra câu thơ tiếng Việt chất Đường đã bị nhạt đi ít nhiều.

Hai câu đầu bài Mộ rất cổ điển, đất Đường thi. Một cảnh trời chiều thật thi vị, vừa cổ kính, vừa quen thuộc, thân thiết.Liệu tình cảm thiên nhiên, sự giao hòa với tạo vật của Bác còn cần phải chứng minh? Đó cũng là một ýếu tố tinh thần truyền thống kết tinh vững bền trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng của thời đại.

Song trong thẳm sâu tâm hồn, hồn thơ Hồ Chí Minh, đâu phải chỉ có tầm hồn nghệ sỹ cổ điển. Trong tranh xưa vẽ cảnh chiều – tranh bằng tranh và tranh bằng thơ – cánh chim thường chỉ là một nét vẽ thuần túy có ý nghĩa thẩm mĩ, một nét nên thơ, nên họa cần thiết thêm vào để gợi cảnh chiều, thế thôi. Cũng có khi nhìn kĩ, đọc kĩ, có thể thấy cái hồn, cái thần toát lên từ nhiều nét chấm phá sơ sài và gợi cảm trong bức tranh không gian rộng lớn đó: cảm giác về sự xa xăm, phiêu bạt, chia lìa…

Hoàng Trung Thông khi thưởng thức một cách tâm đắc bài thơ Chiều tối của Bác Hồ, đã liên tưởng đến một bài thơ của Liễu Tông Nguyên đời Đường mà hai câu đầu là:

Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tông diệt

Dịch nghĩa:

Nghìn non bóng chim bay đã tắt
Muôn nẻo, dấu người mất

Bài Độc tọa Kính Đình sơn của Lí Bạch cũng có hai câu trên là:

Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn

Dịch nghĩa

Bầy chim cao bay hết
Chòm mây một mình trôi

Cả hai bài thơ đều là những nét chấm phá cổ điển gợi cảnh không gian bao la, với những cánh chim cao bay. Lí Bạch confcos chòm mây trôi nhàn nhã một mình lưng trời, cũng như trong bài thơ của Bác.

Song, có phải những cánh chim trong hai bài cổ thi trên đây đều bay mãi vào chốn xa xăm, vô tận vô cùng. Đường bay của chúng là vô tận: càng bay càng mất hút trong cõi tuyệt mù của bầu trời mênh mông. Hai câu thơ của Lí Bạch và Liễu Tông Nguyên đều kết thúc bằng tận hoặc tuyệt. Thi nhân xưa nhìn theo cánh chim bay mất hút và như đã cảm nghe cái mênh mang vô tận vô cùng của trởi đất “Thiên địa chi du du” (Thơ Trần Tử Ngang)…

Trở lại câu thơ Bác Hồ: “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”. Cánh chim ở đây không chỉ là mấy nét vờn vẽ của một họa sĩ: dường như Bác không nhìn theo cánh chim bay về hướng rừng chỉ với cái nhìn thưởng thức thẩm mĩ của một người nghệ sĩ, mà nhiều hơn là với đôi mắt lưu luyến, trừu mến của một tấm lòng yêu thương, cảm thông đối với một biểu hiện của sự sống. Đây là những con chim có sự sống, có sinh hoạt nhịp nhàng hàng ngày của chúng. Chúng không “cao phi tận”, “phi tuyệt”, bay vào chốn vô cùng vô hạn để biến mất trong cõi hư không siêu hình, mà là những cánh chim “về rừng tìm chốn ngủ”, sau một ngày “lao động” chuyên cần mệt mỏi, ngủ để sáng hôm sau lại tiếp tục nhịp sống tuần tự của đời chim. Câu thơ 7 chữ mà có tới 4 động từ, trạng từ diễn tả hoạt động, trạng thái sinh hoạt của sinh mệnh chim (quyện, qui, tầm, túc). Đường bay, hoạt động bay ấy có mục tiêu cụ thể gần gũi: về rừng tìm cây để ngủ trong đêm. Câu thơ của Bác đã đưa cánh chim từ cõi hư không phảng phất ý vị siêu hình trở về với thế giới hiện thực sự sống hàng ngày, bình thường giản dị song bất diệt trên trái đất này.

Bác Hồ đã nhận xét có tính chất phê phán: “Cổ thi thiên ái nhiên tuyệt mĩ – Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp”. Song chính Bác là người có tấm lòng, có mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên. Dường như Bác sinh ra để làm chuyện hòa hợp với suối rừng, sống ở căn nhà sàn mây vách gió, giữa tiếng chim rừng, bông hoa núi…Có điều, lắm khi lòng yêu thiên nhiên đặc biệt đó không phải chỉ vì thiên nhiên đẹp, mà còn có gì nữa thật sâu xa. Nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định kể lại:Có lần anh định bẻ một cành lá để khỏi vướng ống kính, Bác vội ngăn lại: Bác thương cành lá. Khu nhà sàn trong phủ Chủ tịch có cây bụt mọc bị bệnh lá vàng đang lụi chết, Bác thương cái cây, Bác tự tìm cách chữa cho nó và cây đã xanh trở lại. Đàn cá rô trong ao vườn Bác thường ríu rít rộn ràng mỗi khi Bác ra với chúng, vì: “hàng ngày Bác vẫn gọi rô luôn”…Xuân Diệu đã nhận xét sâu sắc: “Sự yêu thương của Bác đã thành tấm lòng tạo hóa: Bác sống như trời đất của ta”.

Tình cảm thiên nhiên của Bác Hồ, trong chiều sâu chính là lòng yêu thương sự sống

Nguồn:
phan tich bai tho chieu toi phan tich bai mo mo bai tho chieu toi bai tho mo ho chi minh