Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Thứ hai , 14/09/2015, 07:26 GMT+7
     
Người đã khơi lại cái mạch buồn Đỏng Á, người đã gợi dậy cái mạch sầu mấy nghìn năm ngấm ngầm trên cõi đất này”, Hoài Thanh đã từng nhận xét như thế về Huy Cận và thơ Huy Cận. Mạch thơ buồn đã thực sự trở thành cảm hứng chủ đạo trong thơ Huy Cận, ám ảnh trong tâm hồn, đấy mắt và trái tim Huy Cận.

Mỗi dòng mỗi tiếng thơ Huy Cận cất lên đều da diết như một dòng sông lặng lẽ lung linh, đẹp nhưng ngập tràn bao nỗi buồn thương chất chứa. Đặc biệt, thơ Huy Cận còn mang một vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm, u uẩn và in đậm một dấu ấn Đường thi lấp lánh. Dấu ấn ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ Trảng giang, một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, một bài thơ làm rung động tâm hồn người đọc bằng tất cả cảm xúc từ sâu thẳm đấy lòng, bằng tất cảnhững hình ảnh quạnh hiu cô đơn, trơ trọi mà đẹp đến kì lạ
Vẻ đẹp cổ điển bao trùm khắp Tràng giang từ nhan đề, nội dung đến nghệ thuật, bút pháp. Nỗi buồn trải rộng mênh mang củaTràng giang cũng được phủ lên một vẻ lung linh trầm mặc đầy hoài cổ với những hình ảnh ước lệ, với bút pháp tương phản độc đáo, cái tôi Huy Cận hiện lên trên trang thơ ảo não trong những cô đơn, buồn thương và bế tắc đến tận cùng. Đọc nỗi buồn của Huy Cận, ta tưởng như đang gặp lại nỗi buôn của các thi nhân trongcổ thi, đó không chỉ là nỗi buồn của các thi nhân mà là nỗi buồn của cả một thế hệ, cả một thời đại, nỗi buồn bất lực trước cuộc đời và những kiếp người điêu linh, bất hạnh, khổ đau.

Bài thơ mang tên ‘Tràng giang” đồng nghĩa với sông dài. Nhưng hai tiếng “tràng giang” ngân lên lại tạo ra được liệu qua thám mỹ độc đáo, cách gieo vần “ang” kết họp với những thanh bằng hên tiếp đã tạo ra một sự ngân nga vang vọng trong câu chữ. Dường như con sông dài ấy đang được kéo dài thêm ra, không gian rộng ấy đang được mở rộng thêm ra với một dòng chay mênh mông bất tận, tạocớ cho nỗi buồn trong lòng người cuộn chảy mênh mang. Tràng giang là một từ Hán Việt, gợi mở một nét đẹp trang trọng, cổ kính, trầm mặc, gợi nhắc cho ta nhớ tới con sông Trường Giang đã từng in dấu trong văn học và lịch sử Trung Hoa. Ngay từ nhan đề, bùi thơ đã in đạm một phong vị Đường thi, mang đậm tâm sự hoàicổ và màu sắc cổđiển lung linh đẹp đẽ.

Bức tranh Tràng giang được vè nên bằng những nét tương phản đối lập đầy ý nghĩa: Sóng gợn trảng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyên vé, nước lại,sầu trăm ngả Củi mật cành khô lạc mấy dòng.

Sóng nước bao la, trùng trùng điệp điệp. Những con sóng cứ cuộn lên, gối lên nhau, chồng chất lên nhau thành từng lớp kéo nhau ra xa vô tận. Giữa không gian mênh mồng sóng nước bỗng xuất hiện một con thuyền bé nhỏ lạc lõng, bơ vơ xuôi dòng. Con sóng cứđẩy, con thuyên cứ trôi. Con sóng đẩy mãi và con thuyền cứ trôi xa, xa mãi. Dường như con thuyền ấy dang chất chứa nỗi buồn thương của lòng người, dường như nỗi sầu xót xa của lòng người đang bị đẩy đưa ra phía xa xăm bất tận. Từ lấy “song song” ở  câu thứ hai đối lộp với từ “điệp điệp” ở  câu thứ nhất, tạo ra một nét động, gợi ra sự trôi dạt lênh đênh của nồi buồn con người gửi gắm theo nhịp sóng miên man dạt dào:

Thuyền về, nước lụi, sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.

Đứng trước không gian mênh mông sông nước, thi nhân dường như đang choáng ngợp, đang trơ trọi bơ vơ với một nỗi sầu trăm ngả. Nỗi buồn lan toả trải rộng khắp không gian, bao nhiêu ngả nước- là bấy nhiêu ngả sầu xót xa, da diết khôn cùng. Hình ảnh “củi một cành khô“ được sử dụng rất đạc sắc. Biện pháp đảo từ “củi” lên đầu câu kết hợp với phép đối lập tương phản đã làm nổi bật lên nỗi cô đơn lẻ chiếc, ảo não, thê lương. Giữa không gian rợn ngợp của sóng nước “tràng giang” giữa muôn ngả nước, trăm ngả sóng trùng trùng xô đẩy, cành củi khô ấy như thật nhỏ nhoi, vô nghĩa, nổi trôi và lạc lõng. Cành củi khô giữa bốn bề sóng nước ấy phải chăng chính là hình ảnh biểu tượng của thân phận con người, tượng trưng cho cái tôi bế tắc, cô đơn, buồn thương của người nghệsĩ lãng mạn trước cuộc đời lúc ấy. Huy Cận đã cảm nhận đã đồng cảm và đưa lên trang thơ đầy xúc động nỗi buồn của cả một thế hệ, nỗi buồn mang tính thời đại, xót xa tuyệt vọng khôn cùng.

Vẫn bằng biện pháp tương phản ước lệcổ điển, cảnh vật “Tràng giang” càng ngày càng được thu lại trong lặng lẽ quạnh hiu và nỗi buồn của “Tràng giang” càng ngày càng được đẩy lên đến tột cùng:

Bèo dạt về dâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lể bờ xanh tiếp bãi vàng.

Ớ đây bỗng xuất hiện hình ảnh “cánh bèo”, một hình ảnh ước lệ quen thuộc, gợi nên sự phiêu dạt nổi trôi, cô đơn, bé nhỏ. Nước chảy bèo trôi, bèo thả mình trôi theo dòng nước cuộn nhưng lại không biết trôi “về đâu”, không biết dạt về phương nào, bèo cứ lênh đênh bập bềnh vô định mặc cho sóng xỏ nước cuốn. Hìnhảnh cánh bèo, câu hỏi vềsự trôi nổi của cánh bèo, hay phải chăng chính là câu hỏi nhức nhối đầy ám ảnh day dứt vềsố phận con người mà Huy Cận đặt ra giữa cuộc đời đảo điên sóng gió.

Nhà thơ sử dụng hai từ “không” hên tiếp, phủ định dồn dập. Bức tranh Tràng giang buồn trong lặng lẽ, chỉcó bờ nối bờ, bãi tiếp bãi, miên man vô tận, chỉ thấy sóng, chỉ thấy nước mênh mông lạnh lẽo, quạnh hiu, không có đến cả một chuyến đò, một chiếc cầu nhỏ bắc qua sông. Dường như ánh mắt nhà thơ đang khắc khoải, đang cố tìm một tín liệu, hay bóng hình của sựsống, đang cố gọi tìm một sự giao cảm tri âm. Nhưng đáp lại nhà thơ chícó nỗi buồn trống trải và nỗi lẻ loi rợn ngợp mênh mông, đẩy đưa hồn người đến cõi xa xăm vỏ định.

Mỗi lời, mỗi tiếng thơ đều thấm đượm sự ý thức rất sâu sắc vé, *hân phận con người, vềcuộc đời con người ngắn ngủi, hữu hạn trước sóng nước, đất trời vô hạn, thẳm sâu. Sự ý thức ấy càng lớn, càng rõ ràng thì nỗi đau và nỗi cô đơn càng đẩy lên đến tận cùng, đến bế tắc, bất lực và tuyệt vọng.

Lớp lớp mấy cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiêu sa.

Cảnh vật ở  đây bỗng rực lên trongsắc màu cổ điển lung linh kỳvĩ. Những lớp mây trắng xoá cứ chồng chất, điệp trùng xếp lên nhau tưởng như những ngọn núi bạc vươn lên vời vợi đầy sức sống mạnh mẽ. Và giữa không gian bao la rộng lớn ấy, hình ảnh cánh chim chợt xuất hiện, đem cái nhỏ bé của mình mà đối lập lại với bóng chiều bát ngát, mênh mông. Hình ảnh cánh chim trong chiều tà ấy là một hình ảnh ước lệ tuyệt đẹp với những hàm ý sâu xa, một hình ảnh đã từng in dấu biết bao lần trong thi ca truyền thống:

Chim hôm thoi thót về rừng
Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành.

Hay:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước đồn.
(Chiểu hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)

Đọc đến thơ Huy Cận, ta lại bắt gặp hình ảnh cánh chim, chiều tà, nhưng Huy Cận đã gửi vào hình ảnh ấy những tâm sự rất riêng, những cảm xúc rất riêng tự sâu thẳm trái tim minh. Cánh chim nhỏ bé hữu hạn, đặt trong sự đối lập với không gian vô hạn bao la, càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn cô đơn, lẻ loi chua xót. Từ“nghiêng” được sử dụng rất đặc sắc, làm cho cánh chim càng bị thu nhỏ lại trong muôn vàn bé mọn đơn côi, cánh chim như đang chao liệng, ngả nghiêng và dường như không gian chiều đang rình rập nuốt chửng cả cánh chim bơ vơ ấy. Nhà thơ dùng từ“sa” gợi ra sự trĩu nặng của bóng chiều, chim nghiêng đôi cánh để chở cả bóng chiều, nhưng bóng chiều nạng nề lại đổụp xuống, đè lên đôi cánh chim trơ trọi, mỏng manh. Bóng chiều trĩu nặng hay phải chăng chính là sự trĩu nạng trong tâm hồn buồn thương của con người, không gian tràn ngập bóng^chiều hay phải chăng chính là nồi buồn thương từ tâm hồn và đấy mắt con người lan toả ra bao phủ cả không gian:

Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoảng hôn cũng nhớ nhà.

Trong tận cùng nỗi buồn đau da diết, nhà thơ lại tìm nhớ đến quê hương. Chốn quê luôn luôn và mãi mãi là nơi trở về, nơi đón đưa, nơi nương nhờ, luôn luôn và mãi mãi là cánh tay che chở, ấp ủ, vỗ về cho dịu bớt nỗi lòng chua xót của con người. Nhà thơ đã mượn từ lấy “dợn dợn” chỉ độ xao động rất nhẹ của sóng nước để diễn tả những xốn xang rung động trong tâm hồn con người khi nhớ đến quê hương. Một chút gai lạnh, một thoáng rùng mình trước sông nước bao la khi thả dòng ký ức trôi về quê cũ. Mượn nhịp đẩy đưa của con nước đầy vơi, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng trăn trở, day dứt của chính mình. Bao nhiêu con nước chảy trôi dào dạt là bấy nhiêu tình quê được thi nhân gửi gắm yêu thương.

Trong cổ thi, các thi nhân thường nhìn khói sóng hoàng hỏn mà tưởng nhớ về quê cũ, như trong bài Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Nhưng ở  đây, đối với Huy Cận nói riêng và các thi sĩ lãng mạn nói chung, nổi buồn nhớquê hương luôn luôn là một nồi buồn thường trực và ám ảnh. Không cần một duyên cớ nào, nỗi buồn ấy và tình yêu quẽấy vẫn dâng trào thức dạy cuồn cuộn trong lòng thi nhân:

Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn khônạ hiểu vì sao tôi buồn.
(Xuân Diệu)

Cuộc đời lúcấy là một cuộc đời tối tăm ngập chìm trong bế tắc, con người trong Cuộc đời luôn cảm thấy chán ngán tuyệt vọng, chí còn biết gửi lòng mình trong những mối sầu thương. Chính vì vậy, nổi buồn nhớđã trở thành bản chất của cuộc đời, nỗi buồn nhớđã thực sự trở thành một mạch nguồn chủ đạo trong thơ ca lãng mạn và nổi buồn nhớ đã thấm đẫm trên trang thơ Huy Cận với tất cảsự sâu sắc chân thành, mang đậm một phong vị Đường thi cổ, tính thâm trầm độc đáo thanh cao.

Tràng giang là sự kết họp hài hoà nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, vừa có nét đẹp trám mặccổ điển của Đường thi, vừa có nét trẻ trung tươi tắn của Thơ mới. Với Tràng giang, Huy Cận đã góp vào mạch thơ sầu thương của thi ca lãng mạn một bản hoà ca của tấm lòng buồn, một bức tranh cổ đặc sắc, ảo não thê lương, cô đơn hiu quạnh mà đẹp đến kỳ diệu trong những sắc màu Đường thi bàng bạc, lung linh.

Những nét vẽcổ điển đã tòn lên bức tranh Trùng giang làm cho những tiêng thơ Tràng giangđầy sức lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ, đế rồi Tràng giang mãi mãi ngân nga, vang vọng trong tâm hồn người đọc muôn đời, để rồi Tràng giang mãi mãi nói với đời những tâm sự trăn trở tự sâu thẳm tâm hỏn Huy Cận - nhà thơ của nỗi sầu vạn kỷ.

Nguồn:
phan tich bai tho trang giang cua huy can bai tho trang giang