Phân tích Vẻ Đẹp Của Hình Tượng Người Nông Dân Trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
Họ đi vào lịch sử như những linh hồn nghĩa sĩ bất diệt. Cả dân tộc Việt Nam xin nghiêng mình thầm cảm ơn và tướng nhó' đến họ. Và đã có một tượng đài sừng sững trong lòng mỗi người dân Việt Nam để khắc ghi công lao của họ. Đó là tượng đại nghệ thuật mà Nguyễn Đình Chiểu đã xây nên trong tác phẩm nổi tiếng Văn tế nghĩa sĩCần Giuộc ghi nhận sự hy sinh của hai mươi mốt nghĩa quân vào đêm 14/12/1861 khi tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định thời kỳ kháng chiến chống Pháp. “Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sửvăn học dán tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. ở đây là người nông dân nghĩa quân chống giặc cứu nước”.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những bài văn tế hay nhất của lịch sử dân tộc. Với lời mở đầu của bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; long dân trời tó.
Tiếng kêu vang lên như nỗi đau dai dẳng cứ xoáy sâu trong lòng người đọc - một nỗi đau vô hạn, xót xa tột cùng. Cảm xúc đau thương lan dần, mở đầu cho tác phẩm, cho khung cảnh chiến tranh ớ Việt Nam năm 1858, trời đất chìm trong lửa đạn “súng giặc đất rền”. Mọi cảnh tượng trong quá khứ như trùm lấy không gian hiện tại. Tất cả đều rất thực, rất rõ. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiếu làm sống dậy quá khứ, những sự kiện và làm cho tác phẩm mang tính thời sự cao. Nhưng giữa khung cảnh ấy, người đọc chợt nhận ra:
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tớ.
Câu văn viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi. Một bên là hình ảnh súng giặc, một bên là lòng dân.
Trong gian khó, hiểm nguy, lòng yêu nước của con người được thử thách. Và khi đất nước có ngoại xâm, vận mệnh dân tộc đặt lên hàng đầu, lúc đó tình yêu nước rất sâu sắc. Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định tấm lòng của những con người dân tộc, khẳng định một tình yêu nước nồng nàn luôn sống trong dân dù bất kỳ khi nào hay bất kỳ nơi đâu. tình yêu ấy là thứ tình yêu sấn sàng đứng dậy chống trả trước mưa bom, lửa đạn của kẻ thù, sẵn sàng hy sinh. Thứ phẩm chất cao quý ấy là thứ phẩm chất bừng sáng ở những con người “Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao, một trận nghĩa đánh Tây tuy là mất tiếng vang như mõ”. Câu văn đã gợi ra hình ảnh của người nghĩa sĩ - nông dân. Cuộc đời của họ ngẫm lại thấy: bao nhiêu năm tháng cày đất, vỡ ruộng chẳng bằng một trận anh hùng đánh Tây.
Nguyễn Đình Chiểu đánh giá cao tư chất của người anh hùng, qua đó để bộc lộ niềm cảm phục sâu sắc bản chất anh hùng còn mãi muôn đời. Phải chăng đó lời an ủi. niềm thành kính của tác giả cũng như bao người đang sống kia đối với những linh hổn anh hùng. Và niềm thành kính ấy đã gợi cho người đọc nhớ lại hình ảnh người đã khuất “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”. Chân dung của người nghĩa sĩ - nông dàn được miêu tả cụ thể, sống động. Là những nông dân xuất thân từđồng ruộng, công việc cày cuốc lam lũ, cuộc sống của họ chìm trong nghèo khó, tội nghiệp đến thảm thương. Từ “cui cút” trong câu văn đã gợi ra vóc dáng nhỏ bé, đơn chiếc của người nông dân. Công việc của họ không chỉvất vả, lam lũ mà còn thầm lặng tội nghiệp. Chỉ với một từ, Nguyễn Đình Chiểu đã lột tả được thân phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam từ ngàn đòi xưa - những con người mà cuộc đời dần thu lại trong nghèo khổ, đơn chiếc đằng sau lũy tre làng, công việc đồng áng cuốc cày. Nguyễn Đình Chiểu đã nhắc tới những nghĩa sĩ của đồng ruộng, quen vói cái cuốc, cái cày, con trâu, quanh năm sống trong “toan lo nghèo khó”, chứ không phái những nghĩa sĩ thiện chiến. Những nghĩa sĩ - nông dân ấy nhìn về chiến trận là cái gì đó rất xa lạ “Chưa quen cung ngựa, đàu tới trường nhung... ”,”... tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”. Chiến tranh, chiến trận đặt ra là một thử thách rất lớn.
Quả vậy, tiếng gọi của đất nước, có một ý nghĩa vô cùng lớn lao, đánh thức tâm hồn, khơi dậy tình yêu đất nước từ trong sâu thẳm mỗi con người, ngay cả những con người chất phác, lam lũ. tình yêu và lòng căm thù là hai thứ cảm xúc luôn song song tồn tại. Nhưng lòng căm thù luôn mãnh hệt hon và trớ thành điểm tựa, cơ sở cho moi hành động của người nghĩa sĩCần Giuộc trong chiến đấu... “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ông khói chay đen sì, muốn ra cắn cổ”. Lời văn nhanh, dồn dập đã thể hiện sự tột cùng cựa lòng căm thù trong nhân dân. Lòng căm thù ấy là sự thẳng thắn, dám nói trực tiếp những niềm căm uất, phẫn nộ của chính mình. Niềm căm Uất ấy là niềm căm uất đã mất đi một điều gì đó đáng quý trong cuộc sống, đặc biệt với người nông dân - hạnh phúc và bình yên. Giặc ngoại xâm đã xáo trộn tất cả, đã cướp đi ngay cả những hạnh phúc, bình yên nhỏ nhoi ấy. Người nông dân mất đi tất cả và sẵn sàng làm mọi thứ để giành lại những gì đã thuộc về mình. Họ cũng sẩn sàng ăn gan, cắn cổ, tiêu diệt sông ké thù. Cách diễn tả của Nguyễn Đình Chiểu rất bình dị, dân dã mà tinh tế. Ông cảm nhận sâu sắc những suy nghĩ, hành động từ người nông dân. Đó là sự đồng cảm, là tấm lòng và suy nghĩ của bao con người Việt Nam khác.
Một suy nghĩ rất riêng và hoàn toàn mang tính chất bộc phát nhưng lại đáng trân trọng và cảm phục biết bao, những người Việt dũng cảm và kiên cường, dám đấu tranh và bảo vệ những thứvốn là của mình. Đi từ lòng căm thù đó là một tinh thần tự nguyện: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Đó là tinh thần xả thân vì nghĩa, là đuốc sáng soi đường cho sức mạnh chiến đấu, hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đố. Đau đón bấy, mẹ già ngồi khóc trú, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chổng, con bóng xê dật dờ trước ngõ”. Cánh vật như bị ngưng đọng trước nỗi mất mát quá lớn ấy. Câu thơ cất lên trong nỗi hờn, nỗi túi, trong niềm xót thương tột cùng. Nhưng đặc sác và cám dộng nhát là tiếng khóc cua người thân dành cho người nghĩa sĩ. ở đây, Nguyễn Đình Chiêu đã khéo léo chọn hai đối tượng điển hình thể hiện tiếng khóc: mẹ già - một ngọn đèn khuya leo lét, người vợ - cơn bóng xế dật dờ. Sự ra đi của người nghĩa sĩ đã de lai những đớn đau. mất mát quá lớn. Cảnh vật thì tang thương, lòng người như trơ trọi, trống trai. Đó là những đau đớn não nùng trong tiếng khóc bi ai mà Nguyễn Đình Chiêu cảm nhận được. Trước tất cá những nỗi đau, mất mát ấy, Nguyễn Đình Chiếu dã khép lại băng một lời khăng định hào hùng: "Ôi! Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Cuộc khởi nghĩa tuy đã chìm vào thất bại nhưng danh thơm, tiếng vang của nghĩa sĩ Cần Giuộc còn vọng đến muôn đời.
Nguyễn Đình Chiêu đánh giá cao sự hy sinh anh hùng của nghĩa sĩ Cần Giuộc “Thác mà tra nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tinh chúng đểu khen”. Đó là sựđánh giá xuất phát từ quan niệm “Chết vinh còn hơn sóng nhục”. Nhưng lại càng đáng tran trọng hơn vì họ là những linh hồn nghĩa sĩ“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trá thù kia, sống thừ vua, thác cũng thớ vua”, Nguyền Đình Chiêu dã khẳng định khát vọng diệt giặc cứu nước là khát vong thường trực của mỏi người nghĩa sĩ. Sóng đánh giặc, thác cũng đánh giặc, ý chí chiến đàu của con người Việt Nam trường tồn đến ngàn năm. Qua đó, tác gia còn muốn thè’ hiện quan niệm: “trung vua”. Cuối cùng Nguyền Đinh Chiểu đưa thêm mục đích chiên đấu của người nghĩa sĩ là vì vua. Chữ trung rất nặng. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ, quan niệm cua tác già có phần hơi áo tưởng nhưng đây cũng là quan niệm tất yếu của một nho sĩ tuân theo V thức hệ phong kiến.
Bài văn tế đã khép lại trong nuối tiếc, xót xa. Bài văn tế đã gửi đến những tình cám đau xót. cám phục, trân trọng cua Nguyễn Đình Chiểu cũng như bao con người khác đến với những linh hổn da khuất. Bằng ngòi bút nghệ thuật tài năng của mình, Nguyễn Đình Chiêu đã xây dựng thành công bức tượng nghệ thuật sừng sững về người nóng dân - nghĩa sì tương xứng với phàm chất vốn có ngoài đời của họ.
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi (13/10) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ Lòng) của Phạm Ngũ Lão (13/10) Nguồn:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo (27/09) Nguồn:
- Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao (27/09) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (27/09) Nguồn: