\'Tèo Em\' ra rạp nhưng hạn chế khán giả dưới 16 tuổi
Đây là dự án phim hài thuộc thể loại "road comedy" (hài hành trình), đánh dấu sự tái hợp của đạo diễn Charlie Nguyễn và diễn viên Thái Hòa.
''Tèo Em'' cũng là bộ phim đầu tiên mà Charlie Nguyễn thực hiện sau khi dự án mà anh tâm huyết - ''Bụi đời Chợ Lớn'' - bị đổ bể do không qua được cửa kiểm duyệt.
Charlie Nguyễn từng được coi là đạo diện "hốt bạc" nhất trong làng điện ảnh Việt Nam khi những bộ phim hài do anh đạo diễn, hợp tác với diễn viên Thái Hòa như ''Để Mai Tính,'' ''Long Ruồi,'' ''Cưới ngay kẻo lỡ'' liên tục lập kỷ lục phòng vé.
Tuy nhiên, khác với những bộ phim trên, ''Tèo Em'' lại được làm theo phong cách "road comedy," vốn không xa lạ gì với Hollywood, nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Trong phim, hai nhân vật Tí Anh (Johnny Trí Nguyễn thủ vai) và Tèo Em (Thái Hòa) - vốn là anh em và có tính cách trái ngược hẳn nhau - sẽ thực hiện chuyến phiêu lưu về thị xã Sa Đéc nhằm cứu vãn mối tình của người anh.
Trên đường đi, sự khác biệt và xung đột giữa hai anh em sẽ tạo nên những tình huống tréo ngoe, và là mạch chính dẫn dắt câu chuyện.
Trong thể loại "road comedy," tay nghề của đạo diễn sẽ được thể hiện qua những tình huống chọc cười như vậy, nhằm tránh cho khán giả có cảm giác "đạo" phim nước ngoài như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Một điều đáng nói nữa, nếu như trước đây dòng phim giải trí Việt Nam thường được phát hành vào dịp Tết để đảm bảo doanh thu thì giờ đây, nhiều phim đã mạnh dạn ra rạp vào những dịp khác trong năm, cạnh tranh với các bom tấn của Hollywood.
''Tèo Em'' cũng không phải là phim Việt duy nhất ra rạp dịp Giáng sinh 2013 mà sẽ phải cạnh tranh với ''Thần tượng,'' bộ phim quy tụ dàn sao giải trí và được các nhà phê bình đánh giá khá tốt trong buổi chiếu ra mắt hôm đầu tuần này./
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi (13/10) Nguồn:
- Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ Lòng) của Phạm Ngũ Lão (13/10) Nguồn:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo (27/09) Nguồn:
- Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao (27/09) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (27/09) Nguồn: