6 bộ phận trên cơ thể có nguy cơ bị ung thư cao nhất
Chỉ có sự chăm sóc cơ thể chu đáo mới phần nào giúp cho bệnh tật tránh xa bạn. Qua một vài nghiên cứu thì một cơ thể khỏe mạnh cần được chăm sóc chu đáo 6 cơ quan dễ bị tổn thương nhất. Bạn sẽ biết cụ thể ngay sau đây…
1. Phổi - dễ bị tổn thương nhất
Cả đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ dễ mắc bệnh phổi. Tại sao phổi lại mong manh đến vậy? Nguyên nhân phổ biến chính là do hút thuốc, bao gồm cả chủ động và thụ động. Ung thư phổi 90% do hút thuốc lá.
Theo thống kê, 30% tỉ lệ mắc khối u phổi đều liên quan tới hút thuốc dài hạn. Ngoài ra, do các chất gây ung thư có thể hấp thụ dễ dàng qua phổi, dẫn đến tổn hại hệ thống, và do đó gây ra ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy.
Thứ hai là do ô nhiễm môi trường. Các dữ liệu cho thấy rằng ô nhiễm không khí là một trong những lý do nghiêm trọng gây ra ung thư phổi. Zhong Nanshan - Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Trung Quốc - phát biểu, ô nhiễm môi trường cũng gây tổn hại cho phổi của con người tương tự như tác hại của hút thuốc lá.
2. Vú - Ung thư phổ biến nhất
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất cho phụ nữ trên thế giới. Nó có thể xảy ra do nhiều yếu tố: ăn nhiều chất béo, thực phẩm calo cao, tinh thần căng thẳng, chẳng hạn như trì hoãn hôn nhân và sinh đẻ…
3. Dạ dày dễ bị bỏ qua nhất
Ung thư dạ dày là một trong bốn loại ung thư đầu tiên, phổ biến nhất trên thế giới. Muối, thực phẩm ướp muối, hạt tiêu đỏ, thịt chế biến sẵn, thực phẩm hun khói hay thức ăn nướng là những yếu tố trực tiếp gây ra sự thay đổi niêm mạc dạ dày và viêm dạ dày dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, ăn uống tập thể, ăn uống chung cũng là một trong những yếu tố góp phần truyền tải vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn vốn được xác định là thủ phạm gây ra chứng bệnh loét và ung thư dạ dày ở người.
4. Ung thư gan – do đường uống
Ung thư gan là 1 trong 8 ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới, bệnh chiếm 4% trong tổng số các ung thư ở người. Có nhiều yếu tố thuận lợi giúp phát triển ung thư gan, bao gồm cả tuổi, phái tính, gia đình. Phái nam bị ung thư nhiều hơn nữ và tỉ lệ tăng dần sau 60 tuổi.
Ngoài ra có cả yếu tố di truyền. Hiện nay, có bằng chứng rằng vi rút viêm gan B, tiêu thụ độc tố aflatoxin trong ngũ cốc và đậu đỗ, uống rượu thường xuyên… là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư gan.
5. Ung thư thực quản – do đường ăn
Nguyên nhân chính xác gây ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư thực quản gồm: hoặc dùng chế phẩm có thuốc lá là nguy cơ số 1 gây ung thư thực quản. Người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên cũng có nguy cơ cao bị ung thư thực quản.
Các bệnh lý gây viêm loét thực quản như trào ngược dạ dày - thực quản, uống phải axít. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ... Tuy nhiên ở một số người có từ một hay nhiều yếu tố nguy cơ nhưng lại không bị ung thư thực quản. Ngược lại một số khác bị ung thư thực quản nhưng không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào.
6. Tuyến tụy - bệnh của người đàn ông giàu có
Sự ra đi của Steve Jobs có liên quan đến chứng bệnh gọi là ung thư tuyến tụy. Viện Ung thư Quốc gia ước tính trong năm 2010 đã phát hiện thêm 43.000 ca mắc ung thư tuyến tụy mới và gần 37.000 người đã không qua khỏi. Khoảng 20% số bệnh nhân có tuổi từ 55-64.
Vậy nhóm người nào có nguy cơ cao mắc bệnh này? Không một ai biết chính xác nguyên nhân. Các bác sỹ cũng hiếm khi giải thích tại sao người này lại mắc mà người kia thì không. Tuy nhiên mỗi nhà khoa học đều đúc kết được một số yếu tố ảnh hưởng thông quan nghiên cứu của mình.
Khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tụy đi kèm với tuổi tác của mỗi người. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tụy xảy ra ở những người có độ tuổi trên 60. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với những người không có thói quen này. Nguy cơ bị ung thư tuyến tụy ở những bệnh nhân tiểu đường cũng cao hơn so vói người bình thường. Ngoài ra, nam giới có khả năng mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới.
- Tác dụng của dưa gang là gì? (25/04) Nguồn:
- Tác dụng của dưa leo là gì? (25/04) Nguồn:
- Tác dụng của dầu dừa là gì? (23/04) Nguồn:
- Tác dụng của nghệ vàng tươi là gì? (23/04) Nguồn:
- Tác dụng của nước dừa tươi là gì? (23/04) Nguồn: