9 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2014

Thứ ba , 24/12/2013, 01:28 GMT+7
     
Ngày 23/12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Tại buổi làm việc, Chính phủ đã báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2013 và báo cáo Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2013, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng theo từng quý, GDP cả năm ước đạt 5,4%. Lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 ước tăng dưới 6,5%, đạt mục tiêu đề ra (kế hoạch đề ra là khoảng 8%). Trong bối cảnh khó khăn nhưng đến thời điểm này, nhiều địa phương đã hoàn thành thu ngân sách, trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì kinh tế-xã hội năm 2013 vẫn còn 1 số hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Một số chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2013 chưa đạt, kinh tế vĩ mô phục hồi nhưng chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng tuy cao hơn 2012 nhưng thấp hơn kế hoạch đề ra…Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh, nhìn nhận:

Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2013, Chính phủ cũng đưa ra dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP…

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ đã đề ra 9 nhóm giải pháp lớn trong đó tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh doanh vẫn là những giải pháp hàng đầu.

Tại phiên thảo luận, đa số các địa phương đều nhất trí với bản dự thảo xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước 2014. Đồng thời đề xuất các Bộ ngành cần nhanh chóng có văn bản hướng dẫn cụ thể đến các địa phương để Nghị quyết đi vào cuộc sống kịp thời. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

Theo chương trình làm việc, phiên họp Chính phủ với các địa phương sẽ diễn ra trong hai ngày (23 và 24/12/2013). Kết thúc phiên họp, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về những giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 để thống nhất triển khai trong toàn quốc. Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh:

9 nhóm giải pháp lớn mà Chính phủ đề ra là: Thứ nhất, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; Thứ ba, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế; Thứ tư, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Thứ năm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Thứ sáu, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại tố cáo; Thứ bảy, bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Thứ tám, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại chủ động hội nhập quốc tế và cuối cùng là tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội.

Nguồn: