Bộ Kế hoạch Đầu tư đề ra phương hướng hội nhập quốc tế năm 2014
Trong tài liệu trình bày tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 23-24/12/2013, báo cáo do Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày về vấn đề Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại cho biết: các cấp, các ngành đã quán triệt triển khai đường lối đối ngoại theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế với chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Theo đó, chúng ta đã vận động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các Ủy ban của Liên Hiệp Quốc. Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hội nghị La- Hay đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào đời sống pháp lý quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia đàm phán các hiệp định đối tác kinh tế như TPP; FTA Việt Nam - EU.
Các vấn đề biên giới, biển đảo với các nước được giải quyết một cáchhiệu quả trong đó chúng ta luôn tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển; kiên quyết đấu tranh trước mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng cho biết phương hướng năm 2014 để mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thông qua việc chủ động, tích cực đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại. Các công việc cụ thể bao gồm: lập và đưa vào hoạt động Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế và đẩy nhanh việc đàm phán các FTA; làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các đối tác, nhất là với các đối tác chiến lược, các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước bạn bè truyền thống và các nước lớn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần phát huy vai trò và trách nhiệm trong ASEAN, trong các tổ chức và diễn đàn đa phương đồng thời tích cực tham gia để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Ngoài việc tham gia tích cực và thực hiện tốt trách nhiệm là thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, cần phải đôn đốc, thúc đẩy thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
Thứ hai, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông.
Việt Nam cũng tiếp tục vận động tuyên truyền, nỗ lực cùng các nước ASEAN ký Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) với Trung Quốc. Tích cực chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.
Thứ ba, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế và chủ động tích cực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích quốc gia.
Bên cạnh đó là công tác đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chủ động tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), các Hiệp định giữa ASEAN với các đối tác và các Hiệp định thương mại tự do.
Thứ tư, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La-Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ sở pháp lý về cấp ý kiến pháp lý đối với các khoản vay và dự án đầu tư nước ngoài.
- Tác dụng của dưa gang là gì? (25/04) Nguồn:
- Tác dụng của dưa leo là gì? (25/04) Nguồn:
- Tác dụng của dầu dừa là gì? (23/04) Nguồn:
- Tác dụng của nghệ vàng tươi là gì? (23/04) Nguồn:
- Tác dụng của nước dừa tươi là gì? (23/04) Nguồn: