Tác dụng của cây Mật Nhân là gì?
Cây Mật Nhân còn được gọi là cây Bá Bệnh, một trong những loại dược thảo quý hiếm có khả năng hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh nên được rất nhiều người săn lùng. Loại cây này có vị đắng, tính mát, hỗ trợ can và thận, hỗ trợ cho những người khí huyết hư, đau lưng nhứt mỏi, máu nhiễm mỡ, đau bụng, ăn không tiêu... và đặc biệt hỗ trợ chức năng sinh lý cho đàn ông cực kỳ tốt.
Dưới đây là những tác dụng của loại cây Bách Bệnh này:
- Cải thiện chức năng sinh lý: qua nghiên cứu cho thấy cây mật nhân có khả năng cải thiện sinh lý đàn ông, tăng cường sức khoẻ tình dục, cải thiện ham muốn tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể
- Chữa phong tê, bại liệt do khí hư
- Chữa rối loạn tiêu hoá, đầy bụng khó tiêu...
- Giúp chữa được chứng thống kinh của phụ nữ (đau bụng khi tới tháng hành kinh).
Nhận diện phân biệt cây Mật Nhân:
- Cây Mật Nhân là loại cây hoang mọc trong rừng thường thấy ở các nước Đông Nam Á, cây có chiều cao từ 2 - 15m, thuộc họ lá kép và không có cuốn và mọc lá đối nhau, phần mặt trên của lá có màu xanh bóng, bên dưới có màu trắng mốc và dưới cuống có màu nâu đỏ.
- Các bộ phận cây Mật Nhân thường được dùng để chữa bệnh gồm: Lá cây, vỏ cây, rễ cây. Nhưng trong đó chủ yếu tốt nhất và hay dùng là rễ cây.
Một số bài thuốc từ cây Mật Nhân:
- Bài thuốc chữa bệnh liệt nữa người, phong tê khớp do khí hư: 4gr rễ cây mật nhân, 10gr rễ cây đinh lăng, 8gr hổ sao, 8gr dây cây đau xương, 8gr đậu chiều sao, dây trâu cổ 8gr, cây thần sa 6gr, bạch hồ tiêu (hồ tiêu sọ) 5g, quế chi 5g, gừng sống 3g. Đem sắc uống
- Bài thuốc chữa bệnh đau bụng, đầy hơi khó tiêu: 50gr Rễ bách bệnh, 100gr vỏ quýt, hoắc hương 100g, củ bồ bồ 100g, dây mơ 100g, cam thảo nam 100g, hậu phác 100g, củ sả 50g, củ gấu 50g, tiêu lốt 50g, đem rửa sách sau đó tán thành bột rồi uống ngày 12gr. Trẻ em liều uống ít hơn.
- Bài thuốc tăng cường sinh lý: Dùng rễ cây mật nhân đem ngâm rượu, ngày uống 20 - 50ml sẽ giúp cải thiện sinh lý.
Lưu Ý: Phụ nữ có thai, đang cho con bú không được dùng!
- Tác dụng của dưa gang là gì? (25/04) Nguồn:
- Tác dụng của dưa leo là gì? (25/04) Nguồn:
- Tác dụng của dầu dừa là gì? (23/04) Nguồn:
- Tác dụng của nghệ vàng tươi là gì? (23/04) Nguồn:
- Tác dụng của nước dừa tươi là gì? (23/04) Nguồn: