Trà tuyết Tủa Chùa - huyền thoại từ cao nguyên đá

Thứ ba , 24/12/2013, 02:51 GMT+7
     
TTừ hàng trăm năm trước, trên những đỉnh núi cao hơn 1.000 mét ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam được mệnh danh là “Cổng Trời”, nơi sương và mây bốn mùa bao phủ, những cây chè đầu tiên đã đâm chồi, sinh trưởng. Tồn tại bền bỉ cùng với thời gian, chứng kiến bao nhiêu sự xoay vần, đổi thay của trời đất, những cây chè này đã viết nên một huyền thoại mang tên Trà Tuyết Tủa Chù

Chè Tuyết (hay còn gọi là Shan Tuyết) sống rải rác ở một số vùng chè nổi tiếng núi cao phía Bắc Việt Nam và Tây Nguyên như Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu… Nhưng huyện Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên được đánh giá là một trong những vùng chè Tuyết thơm ngon đặc trưng nhất.

Nhiều năm nay, hàng trăm ha trồng và bảo tồn chè Tuyết của người dân Tủa Chùa vẫn tập trung chủ yếu cho việc xuất khẩu. Một phần lớn trong số chè quý này lại được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành các loại trà khác. Người Việt Nam, vì thế, vẫn chưa có nhiều cơ hội được thưởng thức hương vị thực sự nguyên chất của loại chè quý này. Với mong muốn chia sẻ với người tiêu dùng Việt Nam các giá trị văn hóa trà lâu đời của dân tộc mà không phải xứ sở nào cũng có được, Cozy đã chọn Trà Tuyết Tủa Chùa để đưa ra thị trường trong dịp Tết Giáp Ngọ.

Tên chè Tuyết được đặt cho các cây chè cổ thụ ở Tủa Chùa, trước hết, vì chúng gắn liền với đặc thù khí hậu khắc nghiệt của vùng cao nguyên đá Tủa Chùa - Điện Biên. Những tháng mùa đông, tuyết bao phủ khắp các ngả đồi, trời giá buốt như để thử thách sự bền bỉ và chống chịu của cây cối và con người nơi đây. Khi ấy, những cây chè Tuyết hàng trăm năm tuổi cũng thu mình lại dưới lớp cây khẳng khiu trụi lá… để rồi, như một phép mầu, khi mùa đông qua đi, ánh nắng mùa xuân bắt đầu hé lộ, những búp chồi non xanh của cây chè Tuyết nảy nở. Tên gọi chè Tuyết còn dùng để chỉ lớp phấn mỏng, trông như lớp tuyết bám trên cánh chè sau khi chế biến.

Những cây chè Tuyết cổ thụ này tích tụ sức sống mãnh liệt bằng tinh túy của đất trời và khả năng thích ứng tuyệt vời với sự khắc nghiệt của thời tiết. Được nuôi dưỡng bởi sương núi qua nhiều năm, lại không sử dụng bất cứ loại thuốc hay chất hóa học nào, nên Trà Tuyết Tủa Chùa có hương thơm đặc trưng, màu nước vàng óng ánh, trà có vị đắng và ngọt hòa quyện, nước chè Tuyết sau khi uống còn lưu lại nơi đầu lưỡi đủ các vị chát, ngọt, ngậy và cả hương thơm của mật ong rừng. Với những kết tinh độc đáo như vậy, nên trong câu chuyện được lưu truyền qua trăm năm của nhiều đồng bào dân tộc, thức uống thuần khiết này chỉ dành cho những người mang cốt cách “Tiên”.

Trà Tuyết Tủa Chùa Cozy được lựa chọn kỹ lưỡng từ những búp chè Tuyết non còn ngậm sương sớm. Trải qua quy trình chế biến cầu kỳ, vừa tuân thủ đúng nguyên tắc chế biến theo văn hóa của người dân bản địa, vừa kết hợp dây chuyền công nghệ hiện đại để kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, Trà Tuyết Tủa Chùa Cozy vẫn giữ nguyên hương vị của những búp non từ những cây chè sống hàng trăm năm trên núi cao để mang đến cho người thưởng thức cảm giác trọn vẹn và thăng hoa nhất.

Để đảm bảo sản phẩm chè mang đến cho người tiêu dùng tuyệt đối an toàn và giữ đúng hương vị của những cây chè Tuyết cổ thụ, Cozy đã phối hợp và hướng dẫn cho đồng bào dân tộc vùng Tủa Chùa chi tiết về cách chăm sóc, thu hái và sơ chế. Người dân ở đây cũng yêu cây chè Tuyết như chính cuộc sống của họ. Bởi lẽ, chè Tuyết là thứ “Vàng Xanh”, giúp đổi đời cho bao nhiêu hộ nông dân sống chênh vênh trên vùng cao nguyên đá khắc nghiệt.

Gắn bó bao đời với những người dân tộc thiểu số vùng cao, Chè Tuyết cũng là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Vì lý do đó mà trong những huyền tích bí ẩn được truyền từ đời này sang đời khác ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, Chè Tuyết là món quà quý mà thượng đế đã ban cho hạ giới, mang lại sức khỏe, ấm no và an lạc.

Thưởng thức Trà Tuyết Tủa Chùa Cozy, đó là lúc bạn trở về với những giá trị ngàn đời của sự sống, đến với những vùng núi cao Việt Nam giữa bầu không khí thanh khiết, trong lành để cảm nhận vẻ đẹp hàng trăm năm của tạo hóa còn lắng đọng lại trong từng cánh trà

Nguồn: